Câu chuyện thăng hạng của thị trường BĐS Phú Quốc
Trước năm 2013, Phú Quốc là một hòn đảo chỉ có rừng, rẫy hồ tiêu, rừng sim, giá đất ở đây rất rẻ, chỉ vài trăm triệu mỗi ha. Sau khi sân bay quốc tế Phú Quốc đi vào hoạt động (12/2012), khách du lịch đổ về "đảo ngọc" tăng đột biến.
Theo thống kê từ 2013 - 2019, mỗi năm du khách đến Phú Quốc tăng trung bình 35%, tỷ lệ cao nhất cả nước. Giai đoạn 2014 - 2018 được xem là chu kỳ vàng của BĐS khi những thương hiệu lớn như Vingroup, Sun Group, MIK Group, BIM Land… đều góp mặt. Thời điểm ấy, Phú Quốc liên tục sốt đất với mức giá tăng tính hàng chục lần so với thời kỳ sơ khởi.
Không thể phủ nhận, những thành phố náo nhiệt không ngủ, những tổ hợp vui chơi giải trí bất tận,… khi chính thức vận hành đã biến “đảo ngọc” từ một vùng đất hoang vu nghèo khó trở thành điểm đến quen thuộc của du khách quốc tế.
Giờ đây, khi Phú Quốc đã đi vào quỹ đạo ổn định, cán cân đầu tư lại tìm đến những vùng đất mới giàu tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ mà Bình Thuận là điểm đến tiếp theo do nơi đây đang đón 2 đợt sóng BĐS lớn gắn chặt với diễn biến hạ tầng. Đồng thời, so với các thị trường kỳ cựu, mặt bằng BĐS Bình Thuận còn thấp, chỉ bằng 1/2, thậm chí 1/5 Phú Quốc, Nha Trang hay Đà Nẵng. Trong đó Kê Gà được săn tìm do mức giá tốt nhất trong tỉnh đồng thời là điểm du lịch liền kề TP.HCM và sân bay Long Thành hơn các vị trí còn lại.
Giai đoạn 2022 - 2023: Củng cố vị thế trên bản đồ du lịch nội địa
Cuối năm nay, sân bay Phan Thiết dự kiến sẽ đi vào hoạt động. Mệnh danh “thủ đô resort”, phát triển du lịch từ rất sớm song nhiều năm qua Bình Thuận vẫn chưa thể vượt lên thị trường truyền thống do hạn chế từ việc không có sân bay, khiến nơi đây mất đi lượng khách rất lớn từ các vùng phía Bắc. Do đó, sân bay Phan Thiết được xem là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của nền du lịch, bổ sung thêm hàng chục triệu lượt du khách nội địa mỗi năm.
Cũng trong năm nay, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sẽ thông xe rút ngắn thời gian di chuyến từ TP.HCM đến Kê Gà còn 2 giờ. Như vậy, các điểm đến liền kề như Kê Gà sẽ thay thế Vũng Tàu hiện tại để trở thành điểm nghỉ dưỡng cuối tuần thường xuyên nhất của người dân TP.HCM nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.
Không dừng lại ở đó, Bình Thuận cũng đã khởi công tuyến đường ven biển quốc gia ĐT.719 đoạn Kê Gà đi La Gi dài 32,5 km dự kiến hoàn thiện tháng 4/2023. Từ đây cho thấy, 2022-2023 là giai đoạn để Bình Thuận củng cố, lấy vị thế dẫn đầu của ngành du lịch nội địa khi sân bay Phan Thiết giúp bổ sung đột biến lượng du khách phía Bắc - cao tốc tối ưu thêm du khách từ Đông Nam Bộ. Theo quy luật của thị trường, giá BĐS sẽ tăng mạnh một nhịp trước thời điểm hạ tầng hoàn thiện và tăng ổn định khi công trình đã chứng minh được hiệu quả khi hoạt động.
Bình Thuận sở hữu điều kiện phát triển du lịch tốt |
Giai đoạn 2024 - 2025: Thăng hạng vươn tầm quốc tế
Sân bay quốc tế Long Thành được dự báo là nhịp sóng thứ 2 của thị trường Bình Thuận trong giai đoạn 2024-2025, khi chỉ cách Kê Gà, Bình Thuận 1 giờ di chuyển. Đây là sân bay lớn bậc nhất cả nước, là đầu mối hàng không tiếp nhận toàn bộ chuyến bay của các nước trên thế giới khi đến Việt Nam. Do đó, du khách từ khắp nơi trên thế giới có thể đến thẳng Bình Thuận mà không cần phải nối chuyến, lịch bay linh hoạt.
Cộng hưởng với sự hoàn thiện các tuyến giao thông nội địa từ trước đó cùng lợi thế sẵn có của du lịch Bình Thuận, không khó để hình dung nơi đây sau khi đã đủ đầy hạ tầng thì Nha Trang, Đà Nẵng sẽ không còn là “đối thủ”.
Tuy nhiên nếu chỉ hạ tầng sẽ là không đủ để Bình Thuận vươn tầm quốc tế. Các tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp, đầu tư bài bản, quy mô lớn với hướng đi độc đáo, có sự vận hành của các đơn vị danh tiếng toàn cầu sẽ là lực đẩy đưa Bình Thuận trở thành điểm đến toàn cầu tại thời điểm hạ tầng đã hoàn thiện. Điển hình phải kể đến dự án siêu tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thể thao biển Thanh Long Bay.
Đô thị nghỉ dưỡng - giải trí - thể thao biển Thanh Long Bay. Ảnh phối cảnh dự án |
Đây là dự án tiên phong tại Việt Nam đi theo mô hình thể thao biển tầm cỡ quốc tế - phù hợp với định hướng du lịch của Bình Thuận. Sở hữu quần thể lên tới 90 ha với 12 phân khu, 1.000 tiện ích, gần 2km đường bờ biển trong hệ sinh thái “all-in-one” đa sắc màu, dự án Thanh Long Bay đóng vai trò cùng với Bình Thuận khai thác tối đa lợi thế du lịch, vươn tầm thế giới.
Không khó để lý giải trong giai đoạn này, nhà đầu tư sốt sắng dịch chuyển về dự án Thanh Long Bay để “tránh bão” lạm phát và đón cả hai chu kỳ tăng trưởng mạnh.
Theo Nam Group, hiện giai đoạn 1 của tổ hợp đang dần hiện diện với sự hoàn thiện của Hola Beach, sẵn sàng đón khách vào 30/4. Trước đó quảng trường biển, cầu Ngân Hà, vòng xoay Ánh Trăng cũng đã đi vào hoạt động và trở thành điểm check-in đình đám của các tín đồ du lịch. Dự kiến trong năm 2023 nhiều hạng mục sẽ bàn giao để chủ nhân khai thác vận hành, kinh doanh dịch vụ và lưu trú - trùng với thời điểm du lịch Bình Thuận bùng nổ khách nội địa.
Khu Hola Beach dự kiến đi vào vận hành trong cuối tháng 4 năm nay. Ảnh: Nam Group |
Giai đoạn 2024-2025 theo lộ trình của nhà phát triển Nam Group, tổ hợp Thanh Long Bay tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện hệ sinh thái tầm cỡ nhất khu vực để sẵn sàng đón đầu du khách quốc tế, tao ra sự tăng trưởng ổn định trong cả trung và dài hạn.
Đô thị nghỉ dưỡng - giải trí - thể thao biển Thanh Long Bay. Nhà phát triển: Tập đoàn Nam Group. Vị trí: Kê Gà - Bình Thuận |
Tấn Tài