Xu hướng trả lương theo kỹ năng được ưu tiên

Trong hội nghị trực tuyến “Kiến tạo chính sách lương thưởng phúc lợi trong hiện thực mới” do Công ty Cổ phần Kết nối Nhân tài - Talentnet - Mercer tổ chức vừa qua, các chuyên gia nhân sự nhấn mạnh cuộc chạy đua công nghệ đã hình thành nên hình thức “trả lương theo kỹ năng”, thay thế dần cho việc chi trả lương theo vị trí công việc.

Trả lương theo kỹ năng là hình thức giúp DN nhìn nhận đúng những đóng góp và vai trò của nhân lực trong bộ máy vận hành tương lai và đảm bảo tính công bằng với mức lương xứng đáng đối với kỹ năng, năng lực của mỗi nhân sự.

{keywords}
 Trước sự lên ngôi của công nghệ, trả lương theo kỹ năng giúp người lao động cảm thấy công bằng và xứng đáng hơn với những đóng góp của mình

Hình thức này đang được các ông lớn quốc tế áp dụng và thử nghiệm trong tuyển dụng. Trong năm vừa qua, trên nền tảng LinkedIn, số tin tuyển dụng tìm kiếm ứng viên theo kỹ năng tăng 21%. Tuy nhiên, 87% DN cho hay họ chật vật tìm ứng viên thỏa mãn nhu cầu về kỹ năng. Một phương án được chuyên gia gợi ý là DN cần tái đào tạo nhân viên, rút ngắn khoảng cách về kỹ năng của đội ngũ cơ hữu nhằm “bù khuyết” các vị trí khó tuyển. Theo đó, khi chuyển sang trả lương theo kỹ năng, DN cũng đang tạo động lực, thúc đẩy để nhân viên ra sức học hỏi và trau dồi kỹ năng mới.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Tổng Giám đốc Talentnet - khẳng định: “Trong bối cảnh bình thường mới, trả lương theo kỹ năng sẽ là một chiến lược phù hợp để DN cân nhắc bổ sung vào các phương thức đang hiện hữu. Khi đó, công ty cần xây dựng mô hình quản trị và phát triển kỹ năng rõ để việc đánh giá được minh bạch và đảm bảo DN - nhân viên đều hưởng lợi. Doanh nghiệp được lợi vì đảm bảo công bằng, minh bạch với mức lương xứng đáng cho từng nhân sự. Trong khi đó, nhân viên được kích khởi trau dồi kỹ năng mới để trở thành một chiến binh có ưu thế cạnh tranh và phù hợp với xu thế thị trường”.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc trả lương theo kỹ năng có thể đặt ra thử thách cho bộ phận HR, nhất là ở những công ty có đông nhân sự, khi phải “cá nhân hoá” khoản lương cho từng nhân viên. Các nhà quản trị nhân sự có thể cân nhắc tìm kiếm sự hỗ trợ của bên thứ ba để thuê ngoài tính lương nhằm tận dụng hệ thống tính lương hiện đại và chuyên môn dày dặn của họ để giải quyết nan đề này.

Xu hướng tuyển dụng theo dự án lên ngôi

Trích dẫn trên Forbes từ báo cáo xu hướng của Hubpost cho thấy, sau Covid-19, chúng ta đang bước vào nền kinh tế theo dự án với tỷ lệ tăng trưởng dự kiến lên đến 20% trong 10 năm tới với 79,2 triệu lao động gia nhập (tính đến năm 2027).

Hiểu một cách đơn giản, trong nền kinh tế dự án, các hoạt động và chiến lược của DN được chia thành các dự án lớn, nhỏ khác nhau, trong đó, mục tiêu, đầu việc, thành phẩm, thời gian bắt đầu và kết thúc đều được xác định cụ thể. Khi lấy trọng tâm là các dự án, DN không còn quản lý công việc theo phòng ban, mô hình tam giác với từng vị trí cấp bậc nhân viên cũng được loại bỏ, giúp việc quản lý chất lượng trở nên hiệu quả hơn, DN và người lao động cũng linh hoạt và bền bỉ hơn trước những thay đổi nhanh chóng của thời đại mới.

{keywords}
 

Xu hướng DN chuyển tầm nhìn thành từng dự án không những “bẻ nhỏ” mục tiêu để dễ hoàn thành hơn mà còn góp phần đa dạng hóa trải nghiệm nhân viên.

Tuy nhiên, do tính chất dự án cần được vận hành thông suốt, việc tìm kiếm nhân sự dự án chất lượng, có thể đảm bảo tham gia dự án đến khi hoàn thành cũng là một bài toán khó cho bộ phận tuyển dụng. Nhiều nhà quản trị chủ trương tìm kiếm các lao động thời vụ theo dự án trên các nền tảng trung gian như Upwork, Fiverr, hoặc thông qua đơn vị thứ ba với dịch vụ thuê ngoài nhân sự. Việc thuê ngoài nhân sự không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động tự do và DN, mà còn giúp giảm tải áp lực tuyển dụng cho bộ phận nhân sự, nhanh chóng tìm được những ứng viên chất lượng, đủ kĩ năng và cam kết để tham gia xuyên suốt dự án.

“Năm 2022 sẽ là một năm tăng trưởng nhanh chóng của xu hướng tuyển dụng theo dự án trên thị trường nhân sự Việt Nam bởi tính tinh gọn và hiệu quả của mô hình quản trị này. Vì vậy, việc chuẩn bị chiến lược tuyển dụng phù hợp với xu hướng mới là vô cùng quan trọng để DN có thể sẵn sàng bắt nhịp thị trường. Có nhiều nền tảng để DN dễ dàng tìm kiếm nguồn lực lao động theo dự án, tuy nhiên, thuê ngoài nhân sự sẽ là phương pháp được phần lớn các nhà lãnh đạo ưa chuộng bởi nguồn ứng viên đầy tiềm năng và uy tín”, bà Nguyễn Thị Thanh Hương nhận định.

Xu hướng lấy con người làm trọng tâm

Covid-19 xảy đến với những tác động nặng nề khiến các DN phải tái tập trung nguồn lực vào những điều thật sự cốt lõi. Chính trong khủng hoảng, nhiều DN lớn trên thế giới dần nhận ra sức mạnh làm nên nội tại của DN nằm ở con người chứ không phải những con số doanh thu hay tăng trưởng. Đây cũng là một trong những phương án được khuyến nghị bởi McKinsey & Company - công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu thế giới.

Theo một nghiên cứu của McKinsey & Company, nhiều giám đốc nhân sự đều đồng tình việc triển khai các chính sách tập trung vào con người giúp DN thu hút và phát triển nhân tài tốt hơn. Nhiều DN đã bắt đầu thay đổi các gói phúc lợi để phù hợp hơn với mong đợi của nhân viên trong bối cảnh mới, như chi trả phương tiện giải trí tại gia trên Netflix, Spotify, hoặc hỗ trợ xây dựng môi trường làm việc linh động ở bất kì đâu,…

{keywords}
Khi DN lấy nhân sự làm trọng tâm phát triển, nhân viên được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn trên phương diện sức khoẻ tinh thần

Tại Diễn đàn quốc gia thường niên Văn hoá với DN năm 2021 diễn ra ở Hà Nội vào 5/12, nhiều nhà lãnh đạo của các công ty lớn Việt Nam nhận định, con người chính là “liều vắc xin” giúp DN tạo kháng thể và trụ vững sau những khủng hoảng của đại dịch.

Thu Hằng