Dinh dưỡng, lối sống quyết định sự tăng trưởng của trẻ
Từ ngày 6 - 8/3/2019 tại Valencia, Tây Ban Nha sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thứ 3 về Dinh dưỡng và Sự tăng trưởng được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Dinh dưỡng Abbott. Hội nghị thu hút hơn 300 bác sĩ nhi khoa, chuyên gia dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe đến từ 30 quốc gia trên thế giới.
Giai đoạn 5 năm đầu đời (thường được gọi là giai đoạn “cửa sổ vàng”) đặc biệt quan trọng để tối ưu hóa tiềm năng phát triển của trẻ nhỏ. Nếu được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ sẽ có bàn đạp tốt nhất để đạt được tầm vóc tối ưu những năm về sau.Tuy nhiên, trên toàn thế giới, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn ở mức cao. Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam cho thấy, năm 2017, tỷ lệ thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi nước ta vẫn còn cao, khoảng 23,8%; trong khi đó, tỷ lệ thiếu cân là 13,8%.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng trẻ em, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, trong 5 năm đầu đời, gen chỉ ảnh hưởng 20% đến sự tăng trưởng của trẻ, 80% còn lại là do dinh dưỡng và lối sống quyết định. Đặc biệt, trong giai đoạn này, dinh dưỡng chính là nguồn chủ yếu giúp tối ưu hóa tiềm năng phát triển của trẻ về chiều cao, cân nặng và sức đề kháng.
TS.BS Ricardo Rueda, Phó Giám đốc Nghiên cứu Chiến lược của Abbott cho biết: “Hội nghị lần này đã mang tới cơ hội để các chuyên gia hàng đầu thế giới bàn luận về các chủ đề khác nhau liên quan đến vấn đề dinh dưỡng và tăng trưởng ở trẻ em, đặc biệt là vai trò quan trọng của các dưỡng chất với sự phát triển xương ở trẻ nhỏ và có cơ hội trao đổi trực tiếp với những bác sĩ lâm sàng, chuyên gia dinh dưỡng và các nhà tâm lý học, dinh dưỡng nhi hàng đầu thế giới. Đội ngũ hơn 600 nhà khoa học và chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Phát triển Dinh dưỡng Abbott luôn tập trung nghiên cứu và cải tiến để đem lại nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ, cải thiện hiệu quả của dinh dưỡng, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người thông qua dưỡng chất.”
Suy dinh dưỡng mãn tính ảnh hưởng nặng nề tới trẻ
Nói về suy dinh dưỡng mãn tính ở trẻ em, Bác sĩ Dan Nemet, Giảng viên Nhi khoa, Trường Y Sackler, Đại học Tel Aviv, cho biết một trong những dấu hiệu là chiều cao không đạt chuẩn so với độ tuổi (suy dinh dưỡng thể thấp còi). Tỷ lệ thấp còi trên thế giới vẫn ở mức cao (30%), nguyên nhân là do sự hạn chế trong việc cung cấp kiến thức về dinh dưỡng cho các ngành liên quan.
Ông cũng đưa ra số liệu đáng báo động: khoảng 30-50% ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng cũng mang lại những hậu quả ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Ví dụ như suy giảm hệ miễn dịch, yếu cơ, dễ nhiễm bệnh, thời gian nằm viện kéo dài, trầm cảm… Mặt khác, nếu trẻ không được hưởng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển về mặt nhận thức cũng như khả năng học hỏi về sau này.
Tiến sĩ Robert Murray, Giáo sư về dinh dưỡng con người, trường Cao đẳng Giáo dục và Hệ sinh thái Con người thuộc Đại học bang Ohio, cho biết các nước đang phát triển như Việt Nam có cơ hội giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ; cố gắng đảm bảo sức khoẻ cũng như cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho phụ nữ mang thai, đồng thời đảm bảo kiểm soát được bệnh tật và tạo ra môi trường lý tưởng xung quanh bé. Sau khi sinh, dinh dưỡng trở thành yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng của trẻ. Đặc biệt trong năm năm đầu tiên, dinh dưỡng và lối sống là yếu tố quyết định tiềm năng tăng trưởng của bé.
Tại Việt Nam, nghiên cứu lâm sàng phối hợp giữa Abbott và Đại học Y Thái Bình về việc cung cấp dinh dưỡng đường uống cho 140 trẻ em ở tỉnh Thái Bình cho thấy kết quả tốt trong việc cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ, cũng như tăng trưởng khỏe mạnh lâu dài. Sản phẩm được sử dụng trong chương trình nghiên cứu là PediaSure với 37 dưỡng chất thiết yếu được chứng minh lâm sàng hỗ trợ trẻ tăng trưởng khỏe mạnh chỉ sau 9 tuần và duy trì đà tăng trưởng khỏe mạnh khi sử dụng lâu dài.
Thảo Trang