Các tin liên quan |
Miễn phí cũng không tặng sách ngôn tình |
Không lâu sau khi Bộ VHTTDL đưa ra con số chính thức về lượng đọc dựa trên thống kê thư viện gửi về, chúng tôi nhận được thêm thông tin đáng chú ý khác từ Cục xuất bản.
Sáng 23/4, ông Bùi Tuấn Nghĩa, Phó GĐ NXB Kim Đồng trong phần trả lời có dẫn thông tin từ Cục cho biết: "Toàn ngành xuất bản năm 2012 xuất bản 301 triệu bản sách (bao gồm cả sách giáo khoa). Mức hưởng thụ bình quân 3,4 bản sách/người. Nếu tách 226 triệu bản sách giáo khoa thì chỉ còn 75 triệu bản sách đọc. Mức hưởng thụ bình quân chỉ đạt 0,9 bản sách/người".
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm học 2011-2012 và dân số năm 2011:
số lượng học sinh (tiểu học, trung học, phổ thông) ở nước ta là
14.781,6 (nghìn em), dân số 87.840,0 (nghìn người).
Chúng tôi thực hiện một biểu đồ giản lược, so sánh số lượng học sinh/dân số và tỷ lệ xuất bản trên cả nước như sau:
Số lượng học sinh (năm học 2011 - 2012): 14.781,6 (nghìn em) Dân số (năm 2011): 87.840,0 (nghìn người). Số lượng SGK xuất bản (năm 2012): 226 triệu bản Tổng lượng sách in xuất bản (năm 2012): 301 triệu bản |
Số lượng này không tính các ấn bản điện tử. Tuy nhiên con số chênh lệch khủng khiếp giữa tỉ lệ sách giáo khoa và sách đọc cho thấy người trưởng thành đọc quá ít và gánh nặng sách đặt lên vai trẻ em là vô cùng lớn. Các nhà xã hội học và nhân học cần vào cuộc với con số này.
Chúng tôi đặt ra nghi ngại đây có phải là một sự đảo chiều trong phát triển? Phải chăng theo quy luật phát triển lý tưởng, con người càng trưởng thành thì khả năng tiêu thụ vật chất/văn hóa/tri thức nên tăng dần và đạt đỉnh ở quãng tuổi 30-40?
Các em học sinh tại Ngày hội sách 2013 |
Sáng 23/4, dự án 1 triệu cuốn sách cho 2.000 điểm trường nghèo được khởi động khá rầm rộ, với sự bắt tay của Trung Ương Đoàn và NXB Kim Đồng.
Như vậy cùng với dự án "Sách hóa nông thôn", gần đây ngày càng nhiều các tổ chức và đơn vị quan tâm đến việc tặng sách cho trẻ em nghèo, người đọc sách vùng sâu vùng xa.
Thiết nghĩ, bên cạnh việc tăng cường sách đọc (được tuyển chọn kĩ lưỡng và phong phú) cho các em, các cơ quan hữu quan nên nghiên cứu việc giảm tải SGK để tránh tình trạng các em phải đọc chênh lệch quá nhiều.
Bài và ảnh: Hồ Hương Giang