Tiểu đường là căn bệnh đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới với hơn 50 triệu dân chịu ảnh hưởng của căn bệnh này, ước tính đến năm 2025 sẽ có thêm 30 triệu người mắc bệnh.

Dưới đây là 5 cách giúp bạn kiểm soát bệnh nguy hiểm này:

1. Ăn thường xuyên và không bỏ bữa

Cơ thể con người rất thông minh. Khi chúng ta ăn ít hơn, cơ thể sẽ chuẩn bị để tích trữ nhiều hơn. Khi chúng ta ăn nhiều hơn, cơ thể tập trung vào việc thay đổi dòng phân phối các chất.

Mặc dù chức năng này có lợi cho sức khoẻ nhưng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, điều này có thể làm tăng mức đường trong máu và có thể gây ra các tình trạng khẩn cấp, như sốc hạ đường huyết. Đó là lý do tại sao bạn nên thực hiện một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, ăn các bữa nhỏ trong ngày và không bao giờ bỏ bữa.

2. Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn

Chế độ ăn giàu chất xơ có nhiều lợi ích. Các chất không hòa tan có trong gạo nâu, hạt và vỏ của các loại trái cây giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

Các chất hòa tan trong táo, yến mạch và các loại hạt giúp giảm cholesterol và tăng lượng đường trong máu. Chất xơ làm bạn cảm thấy no nhanh hơn, ngăn bạn không ăn quá nhiều, một tình trạng đáng lo ngại ở người bị tiểu đường.

{keywords}

3. Sáng ăn no và tối ăn ít

Có một câu nói - "Hãy ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như một người bình thường, và ăn tối như một người ăn xin". Lời khuyên này là tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tiểu đường Týp 2.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn bữa sáng lớn giàu protein và ít carbs, ăn ít vào bữa tối giúp điều chỉnh lượng đường tự nhiên trong máu. Điều này ngăn ngừa các giai đoạn tăng đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

4 Tập thể dục đều đặn

Đây là thói quen mang lại lợi ích kép. Thứ nhất, tập thể dục giúp duy trì sức khỏe và kiểm soát béo phì, phòng tránh các bệnh như tiểu đường. Thứ hai, tập thể dục làm giảm tác dụng phụ của bệnh tiểu đường. Đó là lý do tại sao nên tập thể dục ít nhất 30 phút hàng ngày.

5. Ăn thực phẩm chứa carb giải phóng chậm, protein, chất béo lành mạnh và nhiều trái cây và rau củ

Một chế độ ăn uống cân bằng với những thay đổi nhất định là cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường. Những thay đổi bao gồm loại bỏ tất cả các thực phẩm chứa carbs giải phóng nhanh ra khỏi chế độ ăn kiêng, như bánh mì trắng, gạo, khoai tây.

Kết hợp ăn các thực phẩm chứa carb chậm giải phóng mà không làm tăng lượng đường trong máu, như ngũ cốc nguyên hạt, các cây họ đậu. Thêm vào đó, chế độ ăn uống của bạn cần phải có nhiều protein ít béo (pho mát, trứng, sữa chua, đậu nành), các chất béo lành mạnh (bơ và quả hạch), các loại trái cây và rau củ có nhiều chất xơ (như quả mọng và bông cải xanh). Nhưng tránh ăn trái cây như cam, xoài, và dưa hấu vì chúng giàu fructose.

 

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường gây ra những hậu quả nặng nề khi đường huyết luôn nằm trong vùng nguy hiểm và được các chuyên gia nội tiết xếp ở vị trí thứ 5 gây tử vong cho toàn nhân loại.

Mẹo kiểm tra biến chứng bàn chân tiểu đường tại nhà

Mẹo kiểm tra biến chứng bàn chân tiểu đường tại nhà

Biến chứng bàn chân do tiểu đường có biểu hiện sớm nhất là tê bì chân tay. Tuy nhiên, theo TS. Gerry Gayman, người bệnh chỉ mất 6 giây mỗi ngày để có thể phát hiện sớm biến chứng này tại nhà trước khi có cảm giác tê bì.

Cái chết không báo trước của những bệnh nhân tiểu đường

Cái chết không báo trước của những bệnh nhân tiểu đường

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) ban đầu bệnh có diễn biến âm thầm nhưng khi nặng lại nhanh chóng gây ra nhiều biến chứng nặng nề như: mù lòa, cắt cụt chi, suy thận, tai biến mạch máu não và bệnh lý tim mạch…

Đang khỏe mạnh sao vẫn mắc tiểu đường, mỡ máu?

Đang khỏe mạnh sao vẫn mắc tiểu đường, mỡ máu?

Không có biểu hiện bất thường nào, vẫn ăn uống, đi lại và làm việc bình thường, nhiều người bỗng ‘ngã ngửa’ khi phát hiện mình mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính như tiểu đường mỡ máu khi kiểm tra sức khỏe định kì.

Bạn sẽ mắc tiểu đường nếu quen ăn uống kiểu này

Bạn sẽ mắc tiểu đường nếu quen ăn uống kiểu này

Thói quen ăn uống chính là yếu tố nguy cơ lớn dẫn tới bệnh tiểu đường bên cạnh yếu tố tuổi tác, di truyền.

7 thực phẩm thông thường người bệnh tiểu đường nên tránh

7 thực phẩm thông thường người bệnh tiểu đường nên tránh

Khi bị tiểu đường, bạn nên tránh những thực phẩm dưới đây vì chúng có thể khiến các triệu chứng tiểu đường trở nên trầm trọng.

(Theo Sức khỏe và Đời sống)