Dưới đây là những lưu ý khi viết bài luận để tăng tỷ lệ giành được học bổng du học.

Đọc kỹ câu hỏi

Lỗi kinh điển nhất nhiều thí sinh mắc phải là không đọc kỹ câu hỏi mà trường đại học đó đã đưa ra. Do đó, trước khi viết bài luận, thí sinh cần đọc kỹ đề bài mà trường đại học đó đã đặt ra cho mình.

Hãy suy nghĩ về những gì trường đại học hy vọng từ ứng viên, ví dụ: “Vì sao bạn lại lựa chọn trường”, “Bạn mong muốn điều gì ở ngôi trường này”, “Bạn có thể cống hiến được những gì cho trường”,…

Jake Cole, một chuyên gia giáo dục Mỹ cho biết: “Bạn có thể viết một bài luận đáng kinh ngạc với đầy đủ những minh chứng hoàn hảo về trí thông minh và niềm đam mê của mình, nhưng nếu nó không trả lời được những câu hỏi mà ngôi trường này đặt ra thì bài luận đó cũng không có nhiều giá trị”.

Gây ấn tượng cho ban tuyển sinh

Ngoài các thông tin về điểm số và các hoạt động ngoại khóa, bài luận chính là phương tiện giúp ban tuyển sinh “đọc” được con người ứng viên. Đó là lý do tại sao ứng viên cần phải tìm ra chính xác những gì bản thân mong muốn họ biết được về mình trước khi chọn chủ đề bài luận.

Bên cạnh đó, mỗi mùa “apply”, ban tuyển sinh sẽ phải đọc hàng trăm bài luận khác nhau. Để tăng cơ hội trúng tuyển, bài luận của thí sinh phải thực sự nổi bật, nhưng đừng nên cố màu mè hay sử dụng vốn từ vựng quá rộng.

Hãy sử dụng ngôn từ một cách khôn ngoan và chín chắn. Đừng bao giờ sử dụng những từ ngữ mà bạn sẽ không bao giờ sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày để chứng minh cho luận điểm của mình. 

{keywords}

Để tăng cơ hội trúng tuyển, bài luận của thí sinh phải thực sự nổi bật, nhưng đừng nên cố màu mè hay sử dụng vốn từ vựng quá rộng.

Thể hiện khả năng của bản thân

Hãy cung cấp cho nhà tuyển sinh cái nhìn tổng quan về cách bạn sẽ ứng dụng các kỹ năng, phẩm chất cá nhân để phát triển mạnh mẽ trong trường đại học. Bài luận cần thuyết phục các trường về việc bạn có kỹ năng học tập để thúc đẩy bản thân và làm việc chăm chỉ.

Bên cạnh đó, toàn bộ các luận điểm của bài luận phải khiến hội đồng tuyển sinh có thể biết và hiểu tính cách của bạn. Vì vậy, hãy làm cho nó mang tính cá nhân. Bằng cách nào đó, bạn có thể làm cho câu chuyện của mình trở nên dễ hiểu, nó sẽ đáng nhớ hơn rất nhiều.

Xin ý kiến mọi người xung quanh

Đừng ngại nhờ những người xung quanh xem bài luận, nhất là khi bạn đã suy nghĩ trong thời gian dài. Bạn sẽ rất khó phát hiện ra những lỗi sai hay điểm chưa hợp lý. Hãy cố gắng hoàn chỉnh bài luận bằng việc hỏi ý kiến những người bạn cảm thấy phù hợp, ví dụ như những bậc tiền bối hay các thầy cô có kinh nghiệm.

Học hỏi kinh nghiệm của người khác sẽ giúp bài luận của bạn trở nên hoàn hảo hơn rất nhiều. Luôn lấy thật nhiều những ý kiến để đảm bảo rằng nội dung bài luận đang là phiên bản tốt nhất.

Hiệu đính

Hiệu đính là một quá trình phức tạp. Có nhiều thứ khác nhau bạn cần phải để tâm đến, ví dụ như: Bài luận có chặt chẽ không? Bài có cấu trúc đúng không? Bài đã đúng chính tả chưa? Văn phong đã ổn chưa?,… Các chi tiết này đều quan trọng như nội dung của bài luận.

Việc làm đúng những điều này sẽ giúp ban tuyển sinh thấy được bạn rất nghiêm túc với bài luận. Ngược lại, nếu không hiệu đính, và để bài luận có những lỗi sai vụn vặt không đáng có sẽ thể hiện rằng bạn không thực sự quan tâm và cũng không có sự đầu tư cho bài luận.

Thời Vũ (Theo College Xpress)

Bí quyết chinh phục học bổng 6,6 tỷ của cô học trò 'không nổi trội'

Bí quyết chinh phục học bổng 6,6 tỷ của cô học trò 'không nổi trội'

Giành được học bổng hơn 6,6 tỷ đồng trong 4 năm đến Mỹ, nhưng Ngọc Anh nói em từng khá lo khi hồ sơ không có thành tích này, giải thưởng kia. Điều em thuyết phục hội đồng tuyển sinh là chứng minh được ‘mình là người thế nào’.

Kinh nghiệm giành học bổng của 10X đỗ vào đại học Mỹ

Kinh nghiệm giành học bổng của 10X đỗ vào đại học Mỹ

Từng trải qua những trận tranh biện “nảy lửa”, điều đó đã rèn cho Linh cách tư duy, tiếp cận vấn đề bằng góc nhìn đa chiều. Những đam mê, cá tính ấy được thể hiện đồng nhất trong hồ sơ, giúp Linh thuyết phục được các trường ĐH Mỹ.

Nữ sinh trường Ams giành học bổng ĐH Chicago nhờ bài luận về triết học

Nữ sinh trường Ams giành học bổng ĐH Chicago nhờ bài luận về triết học

Yêu thích Triết học, luôn tự đặt câu hỏi về mọi khía cạnh trong cuộc sống,… những thắc mắc ấy đã đi vào bài luận và giúp Giang Huyền Anh giành được học bổng tới 67.000 USD/năm đến ĐH Chicago (xếp thứ 6 nước Mỹ).