Chúng ta đang sống trong một thế giới vật chất, điều đó là không thể phủ nhận. Do đó, không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ những bài học cơ bản về tiền cả.
Trẻ em thành phố ngày nay hầu hết không biết đến cảnh lao động cực nhọc, thậm chí việc nhà cũng không phải đụng tay đụng chân. Nhiều bậc cha mẹ bao bọc con tới mức thậm chí không dám dạy chúng cách tiêu tiền: khi trẻ muốn mua thứ gì đó, chúng vẫn phải ngửa tay xin tiền bố mẹ. Và các ông bố bà mẹ sẽ dắt con đến tận nơi, mua cho chúng thay vì đưa tiền để chúng tự đi, chọn và mua.
Khi trẻ thậm chí không biết tiêu tiền ra sao, hiển nhiên bạn không thể dạy chúng về cách kiếm tiền được.
1. Mọi thứ bắt đầu từ chính bố mẹ
Bước đầu tiên chính là bạn nhận ra, MÌNH chính là giáo viên của trẻ trong việc này. Chúng quan sát bạn, và giống như những miếng bọt biển thẩm thấu mọi thứ, chúng làm theo bạn trong mọi việc, kể cả khi bạn tưởng chúng không chú ý. Trẻ chính là tấm gương phản chiếu những gì bạn làm.
Bạn cần trung thực với chính mình: Tài chính cá nhân của bạn đã khôn ngoan chưa? Bạn có sống ngập trong nợ nần không, hay là luôn có tài khoản tiết kiệm dành cho trường hợp khẩn cấp? Bạn chi tiêu quá trán và phát hoảng với sao kê thẻ tín dụng cuối tháng hay luôn thanh toán hóa đơn đúng hẹn? Bạn có kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hay không? Mọi quan điểm của bạn về tiền nong sẽ ảnh hưởng cực lớn đến cách nhìn của trẻ về tiền, đó là điều chắc chắn.
3. Cho đi
Cho đi cũng mang lại sự hạnh phúc không kém gì nhận được. Dù bạn tin hay không, hành động cho đi sẽ giúp trẻ nhận ra rằng, thế giới này không chỉ xoay quanh chúng. Trẻ sẽ học được sự đồng cảm với những người kém may mắn hơn. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc "cho đi".
4. Cần hay muốn?
Dạy cho trẻ biết chờ đợi thực sự là khó. Thế nhưng ta có thể dạy cho chúng về sự khác biệt giữa "thực sự cần" với "mong muốn". Là cha mẹ, việc của ta là dạy cho trẻ ý nghĩa của từ "Không". Nếu như bạn luôn cho tiền trẻ mỗi khi chúng xin xỏ, trẻ sẽ không bao giờ biết thế nào là kiên nhẫn và chờ đợi. Hãy giúp trẻ lên kế hoạch cho những gì chúng cần/hoặc muốn. Giúp chúng hình dung cần phải tiết kiệm bao nhiêu tiền mới mua được một món đồ mà chúng rất thích. Bỏ tiền vào một chiếc bình trong suốt để chúng quan sát được tiền tăng lên theo thời gian như thế nào. Và cuối cùng, hãy để chúng tự quyết định có thực sự muốn mua món đồ đó nữa hay không. Nếu quyết định mua, chắc chắn chúng sẽ giữ gìn món đồ đó rất cẩn thận.
5. Nhiều khoản tiết kiệm
Mở một tài khoản tiết kiệm cho trẻ ở ngân hàng địa phương. Bằng cách có tài khoản của riêng mình, trẻ sẽ được dạy về tầm quan trọng của quản lý tiền bạc. Trẻ có thể được hưởng lãi và giữ lại khoản lãi đó, đồng thời biết được sự an toàn khi để tiền trong ngân hàng. Bất cứ lúc nào, trẻ cũng có thể rút tiền từ tài khoản tiết kiệm của mình mà không bị phạt.
6. Công nghệ
Hãy tận dụng công nghệ. Internet tràn ngập các trò chơi để trẻ có thể vừa chơi, vừa học về tiền.
Chẳng hạn như ngân hàng PNC Bank và Sesame Street đã bắt tay tạo ra những đoạn video và game vui nhộn dạy trẻ về tiền bằng các con rối. Hãng quản lý đầu tư T.Rowe Price thì ra mắt game "Cuộc phiêu lưu tuyệt vời của lợn bỏ ống". Nhiều ứng dụng iPad và iPhone dạy trẻ sự khác biệt giữa ham muốn và nhu cầu.
Thiên Ý