Không ít loại thực phẩm được quảng cáo làm từ các nguyên liệu lành mạnh, tốt cho sức khỏe nhưng thực tế lại chứa nhiều thành phần gây hại hơn.

Mọi người ngày càng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe và những thực phẩm lành mạnh trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Đặc biệt, những loại “thực phẩm lành mạnh” không cần tốn thời gian nấu nướng và có thể mua bất cứ lúc nào trong trung tâm thương mại lại càng được dân văn phòng ưa chuộng.

Tuy nhiên, nhiều loại “thực phẩm lành mạnh” được quảng cáo thực tế lại là những thứ không hề có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những thực phẩm "rởm" nhưng lại được tung hô là lành mạnh, mọi người nên lưu ý trước khi ăn.

1. Trái cây sấy khô

Chúng ta thường nói ăn nhiều rau quả sẽ tốt cho sức khỏe, mỗi ngày nên ăn 300-500 gam rau và 200-350 gam trái cây. Tuy nhiên, đối với những nhân viên văn phòng thiếu thời gian thì việc ăn đủ rau củ quả hàng ngày vẫn khó khăn nên nhiều người đã chọn cách ăn rau củ quả sấy khô tiện lợi.

Trên thị trường có hai loại rau củ quả sấy khô chính là rau củ quả sấy khô xong chiên và rau củ quả sấy lạnh (sấy đông khô). Trong số đó, trái cây và rau củ sấy khô chiên không chỉ mất nhiều chất dinh dưỡng mà còn gặp nhiều vấn đề như chứa nhiều dầu và nhiều muối, hàm lượng lên đến 32 gam chất béo/100 gam rau củ quả sấy và lượng calo cao tới 495 kcal/100 gam. Như vậy ăn một gói rau củ sấy khô chiên gần như tương đương với lượng calo của một bữa ăn.

Ngược lại, trái cây và rau quả sấy lạnh tốt cho sức khỏe hơn, không chỉ có thể giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, mà còn giữ được nhiều mùi vị của chính nguyên liệu hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ bảo quản vitamin C, protein thô và tổng đường trong măng tây sau khi sấy lạnh chân không lần lượt là 63,86%, 80,49% và 81,68% so với măng tây tươi. 

Nhưng dù là loại rau củ quả sấy khô nào thì cũng không thể bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe bằng việc ăn trực tiếp rau củ quả tươi. Nếu bạn thực sự muốn ăn thì hãy chọn những loại rau củ quả sấy khô đông lạnh.

2. Nước ép trái cây

Nước trái cây có vị chua ngọt và được nhiều người coi là thức uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nước trái cây có yếu tố gây no, uống nhiều một lúc sẽ dễ hấp thụ nhiều calo và tăng nguy cơ béo phì .

Các chất dinh dưỡng cũng sẽ mất đi sau khi ép trái cây, nếu bỏ bã sau khi ép trái cây thì một phần chất xơ trong đó cũng sẽ bị mất đi. Một số loại trái cây thông thường có hàm lượng vitamin C cao cũng sẽ bị mất đi sau khi ép. Ví dụ: Nước ép kiwi, tỷ lệ giữ lại vitamin C là 88%; Nước dâu, tỷ lệ giữ lại vitamin C là 71,11%; Nước cam, tỷ lệ giữ lại vitamin C là 67,24%.

Nhưng đối với táo, chuối, dưa hấu, đào và các loại trái cây khác không chứa nhiều vitamin C nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Ngoài ra, nhiều loại nước hoa quả trên thị trường không phải là nước hoa quả nguyên chất 100% và có khả năng chứa thêm đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước trái cây có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 

Vì vậy, hãy cố gắng ăn cả trái cây, nếu bạn thích nước ép trái cây, hãy uống 100% nước trái cây nguyên chất, và kiểm soát lượng tiêu thụ.

3. Bánh quy ngũ cốc nguyên hạt

Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ (ASN) đã tái khẳng định trong một báo cáo rằng ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Trên thực tế, nhiều loại thực phẩm được bán trên thị trường hợp pháp dưới dạng ngũ cốc nguyên hạt thực sự có thể gây hại cho sức khỏe, điển hình như bánh quy ngũ cốc nguyên hạt.

Trên thực tế, không có nhiều ngũ cốc trong loại bánh quy này. Một số thương hiệu bánh quy ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng chất béo rất cao. 

Mặc dù hàm lượng chất xơ trong bánh quy ngũ cốc nguyên hạt cao hơn một chút so với bánh quy thông thường, nhưng nó vẫn không thích hợp để sử dụng thường xuyên. Nếu bạn ăn quá nhiều không những không giúp ổn định lượng đường trong máu sau ăn mà còn khiến bạn dễ tăng cân.

Nếu bạn thực sự muốn ăn bánh quy ngũ cốc nguyên hạt, hãy nhớ xem nhãn và chọn loại có chứa nhiều ngũ cốc và có tổng lượng calo, chất béo tương đối thấp .

4. Ngũ cốc yến mạch 

Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt, giàu beta glucan, có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose vào máu và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại ngũ cốc lạ mắt được trộn lẫn nhiều nguyên liệu khác nhau cũng có thành phần là yến mạch, trên bao bì cũng có in hoa văn yến mạch khiến mọi người lầm tưởng thành phần chính là yến mạch. Tuy nhiên, không có nhiều thành phần yến mạch trong đó, ngoài ra còn có đường, dầu, gia vị và các thành phần khác được thêm vào .

Những loại ngũ cốc cầu kỳ như vậy không chỉ chứa nhiều calo mà còn không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. 

Nếu bạn muốn ăn yến mạch, nhớ xem danh sách thành phần và chọn bột yến mạch nguyên chất 100%.

5. Sữa chua trái cây

Sữa chua trái cây có cả sữa chua và trái cây nghe thực sự rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại sữa chua này nhìn chung có hàm lượng đường cao, không ít calo và không nhiều hạt trái cây trong đó. Loại sữa chua này không những không có lợi cho việc kiểm soát cân nặng mà còn dễ gây sâu răng .

Ví dụ, có loại sữa chua trái cây có lượng calo khoảng 412 kJ/100 gam, và nếu uống hết một chai sữa chua trái cây 200 gam sẽ tiêu thụ 824 kJ calo, tương đương với một bát cơm trắng lớn. .

Nếu muốn ăn sữa chua trái cây, tốt hơn hết bạn nên chọn loại sữa chua không đường, cắt vài miếng trái cây tươi rồi cho vào, không chỉ ngon, tốt cho sức khỏe mà còn ít calo hơn.

6. Đồ uống năng lượng

Trên thị trường có không ít loại đồ uống bổ sung năng lượng như nước tăng lực được quảng cáo giúp giảm mệt mỏi. Nước tăng lực không chỉ là nước và chất dinh dưỡng, hầu hết chúng đều chứa đường và caffein, đặc biệt là hàm lượng đường không hề ít, một số nhãn hiệu thậm chí có thể lên tới 37,62 gam đường/lon. 

Ngoài ra, hấp thụ quá nhiều caffeine có thể gây hại cho sức khỏe, dễ bị mất ngủ, hồi hộp, lo lắng và các triệu chứng khác, đồng thời nó cũng gây nghiện.

Theo Phụ nữ Việt Nam