Tây Ban Nha: Hoàng gia Tây Ban Nha do vua Felipe VI và vợ là hoàng hậu Letizia đứng đầu, hiện sống và làm việc tại cung điện Zarzuela, mặc dù nơi ở chính thức của họ là cung điện Hoàng gia Madrid. Tây Ban Nha trở thành vương quốc vào năm 1516.

Tiền thân của ngôi vua Tây Ban Nha chính là dòng họ của những vương quốc: Visigoth, Asturias, Navarre, León, Galicia, Aragon và Castilla hợp thành. 7 dòng vua này cuối cùng đã được thống nhất vào năm 1496 bởi cuộc hôn nhân của 2 người đứng đầu Vương quốc Liên hiệp theo Công giáo, Fernando II xứ Aragon và Isabel I xứ Castille.

Jordan: Triều đại Hashemite là gia tộc cai trị Jordan từ năm 1921. Vị vua hiện tại của Jordan là Abdullah II, lên ngôi từ năm 1999 và được cho là hậu duệ trực tiếp đời thứ 41 của nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad. Nhà vua cùng hoàng hậu Rania Al-Abdullah và gia tộc sống trong một khu phức hợp dinh thự hoàng gia mang tên Al-Maqua ở Amman. Trong khuôn viên là cung điện Raghadan, một công trình theo phong cách Hồi giáo được xây dựng vào năm 1921 và là cung điện đầu tiên có trong khuôn viên.

Đan Mạch: Đan Mạch là một trong những quốc gia theo chế độ quân chủ lâu đời nhất trên thế giới, với di sản hoàng gia có niên đại hơn 1.000 năm kể từ vị vua đầu tiên, từ khoảng năm 900. Dưới triều đại của nữ hoàng Margrethe II kể từ năm 1972, vị vua tiếp theo của ngai vàng là con trai bà, hoàng tử Frederik. Gia đình hoàng gia Đan Mạch được coi là một biểu tượng quan trọng của đất nước. Nơi ở mùa đông của nữ hoàng là khu phức hợp Amalienborg ở Copenhagen, bao gồm bốn cung điện. Trong khi vào mùa hè, bà dành thời gian tại cung điện Marselisborg ở Aarhus và cung điện Gråsten ở vùng Jutland.

Bhutan: Druk Gyalpo là từ chỉ vị vua đứng đầu Bhutan. Chế độ quân chủ ở quốc gia này thuộc về triều đại Wangchuck từ năm 1907. Trước đó, họ cai quản huyện Trongsa. Vị vua hiện tại của Bhutan là Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, người lên ngôi vào năm 2011 khi mới ngoài 20 tuổi. Ông cùng vợ là hoàng hậu Jetsun Pema và hai con nhỏ sống tại cung điện Lingkana ở thủ đô Thimphu của Bhutan.

Morocco: Triều đại cầm quyền hiện tại của Morocco có niên đại gần 400 năm và là một trong những gia đình cầm quyền lâu đời nhất thế giới. Do triều đại kéo dài, gia tộc Alawi gần như ảnh hưởng đến phần lớn lịch sử của vương quốc, từ việc quốc vương Moulay Ismail giải phóng một số thành phố cảng của Morocco khỏi ách thống trị của thực dân vào thế kỷ 17, đến Quốc vương Mohammed V của Morocco chống lại áp lực của Đức Quốc xã. Mohammed VI hiện là vua của Morocco và đang sống tại cung điện hoàng gia hoặc Dar al-Makhzen ở Rabat.

Eswatini: Nước theo chế độ quân chủ tuyệt đối cuối cùng còn lại của châu Phi là Eswatini, trước đây gọi là Swaziland, do Vua Mswati III lãnh đạo từ năm 1986. Ông lên ngôi từ năm 18 tuổi, trở thành quốc vương trẻ nhất thế giới vào thời điểm đó, sau cái chết của cha là vua Sobhuza II. Lối sống xa hoa của gia đình hoàng gia cùng sự tập trung quyền lực trong chế độ quân chủ ở Eswatini gây nhiều trong cãi trong thời gian gần đây. Tháng 4/2018, nhân kỷ niêm 50 năm độc lập khỏi ách thống trị của thực dân, chính vua Sobhuza II là người khởi xướng việc đổi lại tên đất nước về Eswatini.

Theo Wanderlust