- Bé Nguyễn Quốc Huy, sơ sinh văng khỏi bụng mẹ sống sót một cách diệu kỳ, nay lại 'đốn tim' mọi người bởi những hình ảnh dễ thương khi đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 tái khám lúc 6 tháng tuổi.

Sáng 21/4, bé Nguyễn Quốc Huy, sơ sinh văng khỏi bụng mẹ đã được gia đình đưa tới khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tái khám.

Thấy bé Huy lanh lẹ, dễ thương, tập thể y bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 rất phấn khởi.

{keywords}
Các bác sĩ phấn khởi đón bé Huy tái khám. Ảnh: Thanh Huyền.

Cử nhân Lê Tường Giao, Trưởng khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, hiện tại bé Huy đang tái khám theo lịch trình 3 tháng/lần.

“Đến nay bé đã tự duy trì tư thế ngồi được một lúc. Điều này đáng mừng và phù hợp với độ tuổi.”.

{keywords}
Bác sĩ Tâm ân cần dỗ dành bé Huy - Ảnh: Thanh Huyền.

Tuy nhiên, để giúp bé ngồi lâu hơn, khoa Vật lý trị liệu đã hướng dẫn cho người nhà lấy tay ấn mỏm cụt ở chân bé xuống giường, hỗ trợ bé lấy thăng bằng.

Bước kế tiếp, bé Huy sẽ tập chuyển sang các tư thế quỳ và đứng dậy. Để thực hiện điều này phải có một dụng cụ hỗ trợ bảo vệ cho mỏm cụt khỏi bị tổn thương.

{keywords}
Bé Huy đã biết tự cầm bình sữa

Dự kiến khi bé Huy hơn 1 tuổi sẽ được lắp chân giả, tuy nhiên chân giả của bé phải có bộ phận trợ lực, giúp duỗi gối.

Đối với trường hợp nhỏ tuổi như bé Huy, sau 6 tháng lại phải thay chân giả 1 lần cho đến khi 18 tuổi.

{keywords}
Bé rất lanh lẹ, biết chơi đồ chơi

Theo cử nhân Giao, điều quan trọng hiện nay gia đình cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ, may một chiếc váy bó sát, mặc cho bé để giữ chân thật thẳng, cho bé tập các bài tập cơ duỗi mông. Mỏm cụt cần không bị biến dạng gập mới tiến hành lắp chân giả được.

{keywords}
Bé 6 tháng tuổi nặng 7,1 kg. Ảnh: Thanh Huyền.

Thạc sĩ – bác sĩ Phan Thị Thanh Tâm, Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh, người từng gắn bó, điều trị cho bé Huy trong những ngày tháng đầu đời cam go nhất vô cùng xúc động thấy bé phát triển tốt.

{keywords}
Bé đã có thể tự ngồi.

Ôm bé Huy trong lòng, bác sĩ Tâm vui vẻ nói: “Bé 6 tháng nặng 7,1 kg là hoàn toàn bình thường. Nhìn sắc mặt bé có xanh xao nhưng điều này phù hợp với giai đoạn thiếu máu sinh lý của trẻ. Bé đang chuẩn bị ăn dặm, chúng tôi sẽ hướng dẫn gia đình cách chăm sóc. Tôi nhận thấy các biểu hiện thần kinh của bé phát triển tốt. Tôi đã liên hệ với các tổ chức từ thiện ở Mỹ để chuẩn bị việc lắp chân giả cho bé. Quan trọng nhất bây giờ là trị liệu để mỏm cụt không bị co rút.”

{keywords}
Anh Nam, ba bé Huy đã lắp chân giả, tự đi lại được. Ảnh: Thanh Huyền.

Anh Nguyễn Văn Nam, ba của bé Huy nay đã tươi tắn, mạnh mẽ hơn nhiều so với trước. Anh Nam đã lắp chân giả, có thể tự đi đứng và chăm sóc con.

Ngoài ba, chị gái, hiện bé Huy đang được sống trong vòng tay yêu thương của các dì và bà ngoại.

Thanh Huyền