Tạo cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ là rất quan trọng. Tuy nhiên quá trình này không phải là dễ dàng và không phải bậc cha mẹ nào cũng làm tốt.

Nhiều bà mẹ thừa nhận phải mất đến 15 lần thì trẻ mới có thể làm quen với một món ăn mới và thậm chí những lần kế tiếp trẻ có thể không ăn nữa.

Có rất nhiều cách có thể khiến trẻ ăn những đồ ăn có lợi hơn cho chúng kể cả khi trẻ cầu kì và kén ăn. Bạn có thể khéo léo gợi ý cho con hoặc kết hợp những loại thực phẩm thay thế lành mạnh bất cứ khi nào có thế. Nếu bạn cố gắng khuyến khích con từng ngày thì việc luyện tập để con có thói quen ăn uống khỏe mạnh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

7 cách sau đây sẽ giúp ích cho bố mẹ trong việc tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh:

1. Để những loại thực phẩm tốt trong tầm ngắm của trẻ

{keywords}

Để những loại thực phẩm tốt trong tầm ngắm của trẻ.

Nghe thì có vẻ rất dễ nhưng chưa hẳn là như vậy. Trẻ nhỏ và thậm chí cả người lớn thường sẽ chọn thứ đầu tiên họ thấy hấp dẫn khi muốn ăn nhẹ. Nếu có một túi khoai tây chiên và một quả dưa hấu chưa bổ, dĩ nhiên túi khoai tây chiên sẽ được chọn. Tuy nhiên, nếu không có túi khoai tây chiên nhưng quả dưa hấu đã được cắt miếng thì sẽ có kết quả ngược lại.

Hãy dọn sạch ngăn đựng những thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe, chỉ để lại một số đồ ăn nhẹ ngon và giàu carbohydrat ở những nơi trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy ngay lần đầu tiên.

2. Bố mẹ cần là tấm gương cho con trong việc ăn uống

Trong mắt trẻ, bố mẹ là hình mẫu lí tưởng vậy nên trẻ có xu hướng bắt chước bố mẹ (ở một mức độ nào đó) trong cách chọn đồ ăn. Nếu bạn không thích rau và thường xuyên ăn đồ chiên, rán thì việc con bạn ăn hết rau trên đĩa của chúng là điều không thể. Để tạo cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh thì chính bản thân bố mẹ cũng cần ăn uống một cách lành mạnh trước tiên để làm gương cho con.

3. Trộn rau với hoa quả

{keywords}

Trộn rau với hoa quả cũng là một mẹo rất hữu ích.

Khẩu vị của trẻ chưa thực sự phát triển – đó là lí do tại sao trẻ ưa thích đồ ngọt và mặn hơn là đồ có vị phức tạp như vị chua. Tuy nhiên, có một mẹo nhỏ có thể giúp trẻ hấp thu đủ lượng vitamin cần thiết mỗi ngày đó là hòa lẫn vào những ly sinh tố đầy màu sắc.

Sinh tố các loại rau hầu hết đều là màu xanh nhưng bạn sẽ không thể cảm nhận được vị rau khi đã hòa quyện với vị ngọt của một số loại hoa quả như dứa và chuối. Một trong những công thức làm sinh tố tuyệt vời nhất là bạn có thể bỏ một nắm rau ưa thích, một quả chuối, nửa cốc dứa, nửa cốc nước ép táo và một ít đá. Trẻ hẳn sẽ rất thích ly sinh tố màu xanh này và thưởng thức mà không biết rằng chúng đã hấp thu được một lượng lớn protein vào cơ thể.

4. Kết hợp đồ ăn với nước chấm

Cách dễ dàng nhất để trẻ ăn rau và hấp thu protein là kết hợp đồ ăn với những loại nước chấm hoặc nước sốt ngon. Món ăn sẽ trở nên dễ ăn hơn và cũng làm cho bữa ăn trở nên thú vị hơn với trẻ. Có rất nhiều loại nước chấm để trẻ có thể thỏa sức ăn uống và trải nghiệm những món ăn mới.

5. Cho trẻ làm “phó đầu bếp” trong nhà

{keywords}

Cho bé làm "phó bếp" cũng khuyến khích trẻ trong việc tự nguyện ăn uống.

Được tham gia vào việc lên kế hoạch và nấu ăn cùng mẹ, trẻ sẽ hứng thú với các món ăn hơn rất nhiều. Việc này mang lại cho trẻ cảm giác được kiểm soát một thứ gì đó mà thường ngày chỉ được quyết định bởi cha mẹ. Tất nhiên việc này sẽ có hiệu quả khác nhau đối với trẻ 4 tuổi và 9 tuổi nhưng ở tuổi nào thì trẻ vẫn có thể tham gia được. Các bà mẹ hẳn sẽ rất vui còn con trẻ sẽ hào hứng hơn với những món mà chúng đã góp sức nấu.

6. Thỉnh thoảng cũng nên “thết đãi” trẻ

Chế độ ăn uống lành mạnh là một chế độ cân bằng nhưng không có nghĩa là phải bỏ tất cả các loại đồ ăn vặt. Bạn cũng nên “thết đãi” bản thân cũng như con trẻ vào một vài dịp nhất định nhưng lưu ý rằng đừng lạm dùng quá để ảnh hưởng đến kế hoạch ăn uống của bạn và con.

7. Suy nghĩ tích cực trong bữa ăn

Đừng nổi giận khi bé không ăn nhiều như bạn mong muốn. Bạn là người nấu bữa ăn đó và nếu như trẻ đói thật sự chúng sẽ ăn hết những đồ ăn bạn nấu. Hãy nhớ rằng trách mắng trẻ vì không ăn rau chỉ khiến chúng cố chấp hơn mà thôi.

(Theo Trí Thức Trẻ)