Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn can thiệp vào cuộc sống của con mình. Tuy nhiên, cần có một giới hạn trong việc kiểm soát con cái, từ đó đưa ra những ý kiến mang tính xây dựng khi nuôi dạy con.

Kiểm soát một đứa trẻ với quá nhiều quy tắc và kỳ vọng có thể làm giảm sự tự tin và sáng tạo của chúng. Dưới đây là 7 việc cha mẹ phải từ bỏ để con cái được lớn lên khoẻ mạnh, hạnh phúc, tự do và là chính mình.

{keywords}

1. Từ bỏ việc yêu cầu trẻ làm gì

Tất nhiên, trẻ cần được hướng dẫn khi học hỏi về thế giới xung quanh, nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải chỉ đạo mọi thứ làm. Thay vào đó, hãy hỏi con về những hoạt động mà chúng đã chọn cho mình.

Lời khuyên này có thể áp dụng với những trò chơi mà chúng muốn chơi, quần áo chúng muốn mặc cho tới con đường sự nghiệp mà chúng muốn theo đuổi. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sociological Spectrum cho thấy, những đứa trẻ nhận được nhiều sự tự do hơn từ cha mẹ ít có xu hướng lo âu, trầm cảm hay những cảm giác tiêu cực ở trường đại học hơn là những đứa trẻ bị quản thúc chặt chẽ.

2. Từ bỏ những kỳ vọng không có thực

Hãy nhớ rằng trẻ em là con người và con người thì không hoàn hảo. Sẽ vô cùng căng thẳng với một đứa trẻ khi đặt niềm tin rằng chúng phải là “giỏi nhất” ở một lĩnh vực nào đó (hoặc thậm chí là ở mọi lĩnh vực). Mỗi chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Hãy thể hiện công khai hoặc ngầm định với con rằng bạn đánh giá cao tài năng riêng của chúng.

3. Từ bỏ sự bao bọc

Nếu bạn là kiểu người hay lo xa, đừng để điều này ảnh hưởng tới cách giáo dục con cái. Trẻ cần được tự do để có những trải nghiệm mới và mắc sai lầm. Nếu bạn luôn giữ con mình ở phía sau để chúng không được tiếp xúc với những cơ hội mới vì sợ chúng gặp nguy hiểm thì những đứa trẻ sẽ cho rằng thế giới là một nơi không an toàn. Và vì thế, chúng sẽ ít có khả năng chấp nhận những rủi ro tích cực trong tương lai.

4. Từ bỏ việc quyết định thay trẻ

Một kỹ năng quan trọng để thành công là học cách đưa ra những quyết định lành mạnh. Kỹ năng này cần được phát triển từ thời thơ ấu. Hãy giúp đứa trẻ của bạn đưa ra những lựa chọn cho riêng mình. Chẳng hạn như chọn một sở thích, chuyên ngành đại học, nhưng bạn cần nói rõ rằng chúng sẽ phải chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình. Đừng cố gắng để nói cho chúng làm thế nào để làm một CV hay vạch ra con đường cho cuộc sống sau này, vì điều này có thể gây ra những hậu quả tai hại. Cuốn sách “Những con cừu xuất sắc” của nhà nghiên cứu Bill Deresiewicz đã đưa ra một lập luận thuyết phục cho thấy việc can thiệp quá sâu vào việc học tập của trẻ làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, và nỗi sợ thất bại trong trong cuộc sống sau này của một đứa trẻ.

{keywords}

5. Từ bỏ việc đổ lỗi khi trẻ mắc lỗi

Ai cũng mắc sai lầm và đứa trẻ của bạn cũng vậy. Trừ khi sai lầm đó là kết quả của một quyết định rõ ràng là không khôn ngoan, thì cố gắng đừng đổ lỗi cho trẻ khi chúng mắc lỗi. Sai lầm thường có ý nghĩa quan trọng trong việc học hỏi những kiến thức mới. Ngồi xuống với con để nói rằng con có thể học hỏi điều gì từ những lỗi sai ấy và cách để đưa ra những lựa chọn tốt hơn trong lần sau.

6. Từ bỏ việc khen ngợi trí thông minh của trẻ

Khi một đứa trẻ được đánh giá cao nhờ những nỗ lực của chúng hơn là trí thông minh thì trẻ sẽ cảm thấy cần phải đẩy bản thân vào những thử thách khó khăn hơn trong tương lai. Khen ngợi một đứa trẻ là thông minh sẽ khiến chúng bị ấn tượng rằng bạn đang khen ngợi một đặc tính nhất định, và vì thế sẽ khiến đứa trẻ không muốn làm gì nữa để bản thân mình hoàn thiện hơn.

7. Từ bỏ việc đặt ra quá nhiều quy tắc trong gia đình

Một vài nguyên tắc trong gia đình là cần thiết. Tuy nhiên, tạo dựng một gia đình quá cứng nhắc có thể gây ra một sự lo lắng không cần thiết vì trẻ sẽ luôn phải lo lắng, sợ hãi nếu vi phạm một quy tắc.

Ngoài ra, nó cũng có thể kiềm chế sự sáng tạo nếu trẻ cảm thấy mình chỉ là một mắt xích trong “cỗ máy gia đình” luôn vận hành theo những cách giống nhau ở trong những trường hợp khác nhau.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà tâm lý học thuộc Đại học Colorado – Boulder đã phát hiện ra mối liên hệ giữa một tuổi thơ bị áp đặt và sự thiếu khả năng đưa ra quyết định. Hãy chuẩn bị thay đổi hoặc xóa bỏ các nguyên tắc gia đình nếu chúng không có những lợi ích rõ ràng.

  • Nguyễn Vương