- "Tiếc công sức tòa soạn làm nên tờ báo, tôi mở quầy gom báo hàng ngày để nhiều người tới đọc" - bà Phạm Thị Huyền Dung tâm sự.

Năm nay bà Phạm Thị Huyền Dung bước sang tuổi 72 và vẫn rất nhanh nhẹn. Bà nguyên là cán bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 

Bà là chủ nhân của quầy sách báo di động trước cửa số nhà 55 Đặng Tiến Đông Đống Đa, Hà Nội nhiều tháng nay.

XEM CLIP:

Bà chia sẻ: Để có được một sản phẩm báo chí đến với công chúng là sự lao động miệt mài của các nhà báo, phóng viên. Một mình đọc xong để báo đó thì phí quá nên đầu tháng 2 năm nay tôi mở quầy báo nhỏ để ai có nhu cầu đều được đọc. 

Thư viện di động cả bà hút nhiều độc giả tới lui hàng ngày.

Bà Vũ Thị Tuyết (87 tuổi, số 5, Đặng Tiến Đông) cho biết: "Ngày nào tôi cũng ra đọc sách báo. Từ ngày có thư viện của bà Dung người già chúng tôi có thêm điểm thư giãn...".

"Ngày thư viện mới mở chỉ có vài ba tờ báo, nhưng đến nay có cả mấy trăm đầu sách báo" - bà Dung nói. Chỉ thế thôi đã thấy tâm huyết của bà Dung.rất có ý nghĩa.

{keywords}

Từ sáng tinh mơ đến tối muộn, người dân ở phố Đặng Tiến Đông đã quen thuộc với hình ảnh của cụ bà dựng ô và tỉ mẩn sắp xếp những cuốn sách ngăn nắp trên kệ

{keywords}

{keywords}

Tấm biển đơn sơ, dòng chữ viết bằng sơn màu đỏ “Mời nhân dân đọc báo”. Thư viện di động của bà đã thu hút cả trăm lượt người tới đọc mỗi ngày

{keywords}

Đây là địa chỉ quen thuộc của nhiều ông bà trong khu phố 

{keywords}

Lúc đầu, quầy sách báo của bà chỉ có một, hai đầu báo và một số sách, tài liệu về sức khỏe, tín ngưỡng. Đến nay, sách báo đã chất ngang người

{keywords}

Em Nguyễn Thị Mai Trang (học sinh lớp 11, Xã Đàn) cho biết: "Tới thư viện của bà, em tìm được 4 quyển khá hay. Dù không quen biết nhưng bà vẫn cho em mượn về nhà đọc"

{keywords}

Một số người mang sách, báo đến ủng hộ. Quầy báo có thêm nhiều đầu báo hay hơn, phục vụ người đọc ở mọi lứa tuổi

{keywords}
Bà Dung hân hoan cảm ơn một em nhỏ đã mang tặng thư viện nhiều sách báo
{keywords}

Thư viện miễn phí của bà thu hút đông đảo mọi lứa tuổi

{keywords}

Những ngày đầu tháng 3 khi mới mở, đúng đợt Hà Nội ra quân dẹp vỉa hè nên thư viện của bà cũng bị ngừng hoạt động

{keywords}

Sau đó nhờ sự kiến nghị của người dân khu phố và sự ủng hộ gia đình, thư viện của bà lại tiếp tục được mở trở lại

{keywords}

Nhiều người cảm ơn bà vì được tới lui thư viện miễn phí

{keywords}

Mỗi ngày bà tự bỏ ra 30 nghìn đồng để mua các loại báo mới, bà chưa từng tính toán đã bỏ ra bao nhiêu tiền. Ngược lại bà tự nhận bản thân được rất nhiều - đó là sự cảm kích, tôn trọng của mọi người...

{keywords}

Bà tâm niệm: “Tiền rất quý, ai cũng cần tiền nhưng trên đời vẫn có thứ quý hơn tiền rất nhiều, đó chính là cái tình, là tấm lòng giữa người với người”


{keywords}

Những người đến đọc sách báo miễn phí tại quầy đều ghi lại lưu bút. Bà Dung cho rằng, mỗi lời góp ý của người đọc đều là vô giá

{keywords}

Bà tâm sự: “Tôi mong rằng nhiều phố khác cũng có thư viện như thế này, văn hóa đọc của người dân được duy trì và nâng lên. Còn sức khỏe tôi vẫn mở quầy sách báo để phục vụ người dân"

Cụ bà U90 sửa xe máy nhanh hơn thanh niên

Cụ bà U90 sửa xe máy nhanh hơn thanh niên

Bà Nguyễn Thị Vân (88 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) cặm cụi vá xe trên vỉa hè phố Đê La Thành đã được hơn 20 năm.

Cụ bà đi xin bánh mì nuôi cá Hồ Gươm

Cụ bà đi xin bánh mì nuôi cá Hồ Gươm

Một cụ bà phúc hậu, mỗi buổi chiều đều chậm chạp, cần mẫn mang bánh mì, cơm phơi khô… đến thả xuống hồ nuôi cá hồ Gươm.

Cụ bà hơn trăm tuổi bắt cướp

Cụ bà hơn trăm tuổi bắt cướp

Trong lúc lấy tiền từ túi đeo bên người, bà Bài đã bất cẩn để cho Tú nhìn thấy một xấp tiền loại 50.000 đồng khiến hắn nảy sinh lòng tham.

Cụ bà ‘50 năm nhịn cơm’ qua đời

Cụ bà ‘50 năm nhịn cơm’ qua đời

Ngày 10/12, tròn 3 ngày cụ bà Nguyễn Thị Vưng (xóm 3, Nghĩa Bình, Tân Kỳ, Nghệ An), người không ăn hạt cơm nào suốt gần nửa thế kỉ, tạ thế.

Trần Thường