Zianne Tremedal (20 tuổi) là chị cả trong một gia đình có ba người con. Zianne tự nhận mình có phần bướng bỉnh và luôn làm bố mẹ thất vọng.
Vào năm thứ 3 đại học, khi Zianne còn đang là cô sinh viên khoa Kỹ thuật y khoa tại một trường đại học ở phía tây nam thành phố Cebu, Philippines, cô phát hiện ra mình có thai 2 tháng.
“Tôi không biết mình có bầu vì chu kỳ kinh nguyệt của tôi không đều và thường xuyên bị chậm. Tôi cũng không bị ốm nghén”, người mẹ trẻ chia sẻ. Nhưng Zianne đã nghĩ để việc thử thai. “Khi nhìn kết quả, tôi không biết nói gì ngoài câu: “Mình đã làm mẹ””.
“Khi nhìn kết quả, tôi không biết nói gì ngoài câu: “Mình đã làm mẹ””.
Zianne đã tìm đến một phòng khám sản gần nhà để siêu âm. Khi biết rằng thai nhi được 8 tuần tuổi và đã có nhịp tim, cô gần như ngã gục.
Kể từ thời điểm đó, Zianne biết rằng mình đã đi quá xa khỏi con đường mà bố mẹ cô vạch ra từ trước. “Làm thế nào để tốt nghiệp đại học khi mình đã làm mẹ?”, Zianne đặt câu hỏi.
“Nhưng tôi không muốn phạm phải sai lầm một lần nào nữa. Tôi nghĩ bản thân phải tự đứng dậy”, Zianne nói.
Sau khi gia đình Zianne biết chuyện, mẹ cô đã không nói chuyện với con trong suốt hai tuần liền. Còn cha Zianne tỏ ra mệt mỏi, chán chường.
“Tôi biết bố mẹ rất buồn. Họ không thể ngờ rằng con gái mình đã phải làm mẹ ở tuổi 18”.
Nhưng cuối cùng, cha mẹ đã không từ bỏ Zianne hay cắt nguồn trợ cấp như nhiều bậc phụ huynh rơi vào hoàn cảnh tương tự. Zianne nhớ lại, sau khi cô gọi điện cho cha mình để thú nhận về chuyện cái thai, ông cho phép cô chia sẻ điều này với bạn bè.
“Bố nói với tôi rằng: “Đứa trẻ đang lớn dần lên trong bụng con””, bà mẹ trẻ nhớ lại.
Tuy nhiên, lúc này Zianne lại phải đối mặt với một sự lựa chọn khác. Cô phải quyết định tiếp tục đi học hay trở về Mindanao sống cùng bố mẹ.
“Sau rất nhiều trăn trở, cuối cùng tôi vẫn muốn hoàn thành chương trình đại học theo đúng thời hạn vì đó cũng là điều cha mẹ tôi mong muốn. Tôi phải làm điều gì đó để xứng đáng với niềm tin nơi bố mẹ và con trai tôi”.
Sau đó, Zianne đã xin phép trưởng khoa cùng các thầy cô của mình được tiếp tục học tập và hoàn thành chương trình học trong 2 năm. “Tôi nói với thầy cô của mình rằng tôi quyết tâm phải tốt nghiệp đại học”, Zianne chia sẻ.
Các giảng viên của Zianne ban đầu tỏ ra e ngại nhưng cuối cùng họ cũng đồng ý. “Các thầy cô hỏi tôi có thể hoàn thành tất cả những môn học chính không vì tôi có thể bị căng thẳng trong quá trình mang thai. Nhưng tôi khẳng định rằng mình có thể làm được”.
Mỗi ngày, Zianne đều đến thư viện sau giờ lên lớp để hoàn thành các bài tập và có thể ngủ đủ 8 tiếng. Các bạn cùng lớp với Zianne cũng luôn quan tâm chăm sóc cô, sẵn sàng mang giúp túi xách cho Zianne mỗi khi cô đến lớp.
Trong suốt thai kỳ, Zianne không xin bố mẹ tiền mua sữa bầu. Cô cố gắng xoay sở nhờ tiền trợ cấp và xin sữa, vitamin miễn phí.
Việc khó khăn nhất với Zianne lúc này là phớt lờ đi những lời dị nghị từ những người xung quanh. Mặc dù thực sự khó khăn nhưng Zianne cho rằng, bản thân và con sẽ có cuộc sống tốt hơn nếu cô cố gắng học tập chăm chỉ.
Cứ như thế, Zianne đã vượt qua học kỳ đầu tiên của năm thứ ba. Hai tuần sau khi học kỳ thứ hai bắt đầu, Zianne sinh được một bé trai khỏe mạnh. Cô đặt tên con là Euri Aszher với ý nghĩa là ánh sáng may mắn của Chúa.
Một thời gian sau, cô gửi con về cho bố mẹ chăm sóc và nhanh chóng trở lại trường học. Trong 4 tháng đầu, Zianne phải vật lộn với việc nuôi con bằng sữa mẹ. Cô kể: “Tôi hút sữa khi đang ngồi học. Tôi đổ đầy các chai, làm đông rồi bỏ vào thùng để gửi về Mindanao. Cứ như vậy, ba lần một tuần”.
Mỗi khi nhớ con, bố mẹ cô thường gọi video để cô trò chuyện. “Mỗi lần nghe thấy tiếng con khóc tôi chỉ muốn về nhà ngay. Nhưng tôi biết bản thân phải mạnh mẽ để vượt qua nỗi buồn này và tốt nghiệp đại học”, Zianne nói.
Tốt nghiệp đại học với tấm bằng ngành Kỹ thuật y và có một cậu con trai 2 tuổi, Zianne tự hào vì đã không gục ngã vì sai lầm tuổi trẻ.
Cuối cùng, sau tất cả những nỗ lực, vào tháng 4/2018, Zianne đã hoàn thành chương trình đại học với tấm bằng chuyên ngành Kỹ thuật y mà không bị học chậm hay thi trượt bất kỳ môn nào. Còn con trai của cô - Euri - cũng đã lên 2 tuổi và là một cậu bé khỏe mạnh, đáng yêu.
Đó thực sự là một chặng đường dài và Zianne luôn biết ơn cha mẹ đã ở bên, động viên cho mỗi quyết định của cô. Nhìn lại mọi chuyện, Zianne chia sẻ: “Hối hận là cảm xúc không thể tránh khỏi. Nhưng tôi sai lầm không có nghĩa là tôi sẽ lặp lại điều đó. Mỗi sai lầm đều dạy cho tôi một bài học vô cùng quý giá”.
Thúy Nga
7 nguyên tắc giúp cha mẹ tìm được tiếng nói chung với con cái
Một đứa trẻ bắt đầu có sự chống đối lại cha mẹ ở độ tuổi lên 3. Sự khẳng định quyền riêng tư có thể tiếp tục ở tuổi lên 7 và 9. Làm thế nào để cha mẹ có thể tìm thấy tiếng nói chung với con cái?
Lời khuyên từ 6 nhà giáo dục vĩ đại dành cho cha mẹ
6 nhà giáo dục với những triết lý và quan điểm khác nhau nhưng tất cả đều tin rằng, nếu cha mẹ cho trẻ tự do và tôn trọng mong muốn của chúng, những đứa trẻ ấy khi lớn lên sẽ trở nên tự tin và hạnh phúc.
7 điều cha mẹ không nên làm thay con cái
Cha mẹ hiện nay thường giúp con cái quá nhiều trong cuộc sống. Dưới đây là những việc cha mẹ không bao giờ nên làm thay cho con cái.
Những sai lầm trong cách nuôi dạy con cha mẹ thường mắc phải
Nhiều cha mẹ thường chắc chắn rằng cách nuôi dạy con cái của họ rất tốt. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, những bậc cha mẹ dù có kỹ năng sư phạm tốt vẫn thường mắc phải tình huống dạy con tiêu cực.
Cha mẹ sử dụng điện thoại nhiều dễ gây tổn thương trẻ
Trong nhiều năm trước, các chuyên gia lo lắng về việc trẻ em sử dụng điện thoại quá nhiều. Nhưng giờ đây, mối lo ngại này lại hướng đến đối tượng là các bậc phụ huynh.
Bộ ảnh giúp cha mẹ dạy con đúng cách
Cha mẹ ngoài việc hướng dẫn phương pháp học tập cho trẻ cần phải khuyến khích, thúc đẩy con học tập.