A. Dược sỹ Thẩm Hoàng Tín
B. Bác sỹ Trần Duy Hưng
C. Bác sĩ Trần Văn Lai
Đáp án chính xác là C - Bác sĩ Trần Văn Lai: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tháng 4 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Bác sĩ Trần Văn Lai (1894 – 1975) được mời làm Đốc Lý Hà Nội. Trong thời gian ngắn ngủi gần 1 tháng, Bác sĩ Trần Văn Lai đã làm được hai việc chính: 1. Các giấy tờ, sổ sách tại tòa đốc lý Hà Nội được dùng tiếng Việt để ghi chép, 2. Đổi lại các tên đường phố và công viên tại Hà Nội. Để thực hiện việc thứ 2, bác sĩ Trần Văn Lai đã cho thành lập Hôi đồng xét về việc đổi tên các phố và công viên của Thành phố Hà Nội. Ngày 3/8/1945, sau cuộc họp lần thứ ba, các Vườn hoa đã được đổi tên như: “Vườn Bách Thảo đổi là Lam Sơn, vườn hoa Paul Bert đổi là Thăng Long, vườn hoa Hàng Đậu đổi là Chi Lăng, vườn hoa Cửa Nam đổi là Tây Sơn, vườn hoa trước phủ Toàn quyền đặt tên là Ba Đình. Ngày 1 tháng 12 năm 1945, bác sĩ Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội đổi tên như Ba Đình thành Độc lập. Ngày 10/10/1954, Chính phủ kháng chiến trở về tiếp quản Hà Nội, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, nơi khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được trở lại với tên do bác sĩ Trần Văn Lai đã đặt: Quảng trường Ba Đình.
A. Do Pháp đặt nhà tù Hỏa Lò trên phố này
B. Buôn bán các loại bếp, lò
C. Có đền thờ thần lửa
Đáp án chính xác là C - Có đền thờ thần lửa: Phố có tên này do có đền thờ Hỏa Thần, để cầu xin thần phù hộ tránh cho nhân dân khỏi các cơn hỏa hoạn. Đền được lập khoảng đầu triều Nguyễn, có ý kiến cho rằng đây là ngôi đền thờ thần lửa duy nhất tại Việt Nam. Ở đền này có quả chuông lớn để báo động khi có cháy.
A. Sông Nghịch
Đáp án chính xác là A - Sông Nghịch: Bình thường sông Tô Lịch nước chảy xuôi dòng từ sông Cái về sông Nhuệ. Nhưng vào mùa mưa, sau những trận mưa to, nước trong đồng đổ xuống sông Tô Lịch và sông Nhuệ thì nước lại chảy ngược lại từ sông Tô Lịch ra sông Cái. Vì thế từ thế kỷ thứ VIII sử sách có ghi: Sông Tô Lịch còn có tên là “nghịch thủy” - sông nghịch.
B. Sông Sét
C. Sông Châu Giang
A. Do tọa lạc tại thôn Quan Chưởng
B. Theo chức vụ của một ông quan Chưởng Cơ
Đáp án chính xác là B - Theo chức vụ của một ông quan Chưởng Cơ: Sách "Người và cảnh Hà Nội" của cụ Hoàng Đạo Thúy có ghi tên gọi Ô Quan Chưởng bắt nguồn từ sự kiện xảy ra vào năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội (20/11/1873), một quan Chưởng Cơ - chỉ huy vệ binh - người Bắc Ninh, cùng khoảng một trăm chiến sĩ đã giữ thành này đến người cuối cùng. Người dân vì thế gọi cửa ô này là Ô Quan Chưởng để tưởng nhớ công lao.
C. Do là cửa ô chỉ dành riêng cho quan lại trong các dịp lễ lớn
A. Chuyên mua bán các loại chai, lọ
B. Chuyên mua bán các loại dầu trét thúng, trét ghe nan đan bằng tre
C. Dân trong phố làm nghề đồng nát
Đáp án chính xác là C - Dân trong phố làm nghề đồng nát. Phố Hàng Chai có tên khá muộn, theo tài liệu của nhà giáo chuyên nghiên cứu về Hà Nội Nguyễn Văn Uẩn, thì thời gian những năm 1920-1930, dân trong ngõ đa số là người nghèo sinh sống về nghề “ve chai” (đồng nát), đi rong mua bán các thứ phế liệu, chai lọ, đem về tập kết ở phố mà khiến phố có tên như vậy.
A. Nơi có rạp xiếc Hài Tượng hồi đầu thế kỷ trước
B. Nơi cư ngụ của nhưng người chuyên làm nghề xiếc thú
C. Nơi ở của những người thợ làm nghề thuộc da, đóng giày, khâu hài
Đáp án chính xác là C - Nơi ở của những người làm nghề thuộc da, đóng giày, khâu hài. Nghĩa chữ Hán thì hài là giày, tượng là thợ, Hài Tượng là phố của những người thợ làm giày. Đây là nơi tập trung của những người thợ làm nghề thuộc da, đóng giày, khâu hài gốc từ làng Chắm, xã Phong Lâm, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương di cư lên.
A. Do hồi xưa có nhiều tiệm hút thuốc phiện.
B. Do ghép từ tên hai phố khác
Đáp án chính xác là B - Do ghép tên từ hai phố khác. Phố có tên như vậy do ghép từ Hàng Mã và Hàng Mây.
C. Do chuyên mua bán bò, ngựa.
A. Ghép từ tên hai thôn ngày xưa
Đáp án chính xác là A - Ghép từ tên hai thôn ngày xưa. Hai thôn ngày xưa là Chân Tiên và Minh Cầm, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Sau nhập thành thôn Chân Cầm, có nghề làm các loại đàn dân tộc.
B. Đọc trại ra từ "Sâm Cầm", vì trước có nhiều hộ ở đây nuôi loài này
C. Chuyên về ăn uống, đặc biệt là các món ăn vặt, nhất là chân gà nướng
Ngân Anh
Ngày 10/10, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản Thủ đô qua bao nhiêu cửa ô?
Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào từ các cửa ô, tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến chống Pháp.