Dưới chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, vẫn có những người phụ nữ vượt lên tất cả, khẳng định được trí tuệ không hề thua kém những bậc nam giới.

Câu 1: Ai là nữ quan đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam?

A. Lê Thị Loan

B. Nguyễn Thị Bích Châu

C. Nguyễn Thị Lộ

Đáp án chính xác là Nguyễn Thị Lộ.

Theo sách Những người thầy trong sử Việt, bà Nguyễn Thị Lộ (?-1442) là vị nữ quan đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Xuất thân là con gái duy nhất của ông đồ Mỗ ở xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay. Thông minh, nhanh nhẹn từ nhỏ nên dù là phận “nữ nhi thường tình”, bà vẫn được cha cho theo học. Dưới thời Hậu Lê bà được phong chức Lễ nghi nữ học sĩ chuyên phụ trách việc dạy học cho cung nhân ở chốn cung đình.

 

Câu 2. Ai là nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam?

A. Nguyễn Thị Duệ

Đáp án chính xác là Nguyễn Thị Duệ.

Nguyễn Thị Duệ (1574-1654), bà còn có những tên khác như Nguyễn Thị Du, Nguyễn Thị Ngọc Toàn, quê ở làng Kiệt Đặc, nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thông minh, nhanh nhẹn từ nhỏ, bà quyết không lấy chống sớm mà chăm chỉ đèn sách để đi thi thố với các đấng nam nhi. Năm 1594, nhà Mạc tổ chức kỳ thi Hội, bà dự thi và đỗ tiễn sĩ, khi triều đình tổ chức yến tiệc tiếp đãi tân khoa, thấy vóc dáng nhỏ bé, khuôn mặt thanh tú của bà, vua Mạc Kính Cung sinh nghi dò hỏi mới phát hiện ra bà là con gái. Theo lệ triều đình sẽ bị phạt nặng, tuy nhiên vì mến tài nên vua tha tội cho bà, còn phong làm Tinh phi.

B. Nguyễn Thị Hinh

C. Nguyễn Thị Yến

 

Câu 3. Sau khi nhà Mạc bỏ chạy, bà Nguyễn Thị Duệ được chúa Trịnh nào mời vào dạy học trong vương phủ?

A. Trịnh Kiểm

B. Trịnh Tùng

C. Trịnh Tráng

Đáp án chính xác là Trịnh Tráng.

Năm 1625 khi quân Trịnh tiến lên Cao Bằng truy đuổi quân Mạc, bà Nguyễn Thị Duệ trốn vào rừng bị quân Trịnh bắt được nhưng vì mến tài bà nên chúa Trịnh sau đó đã mời bà vào dạy học trong phủ Chúa. Do nhiều công lao, bà được thăng chức "Chiêu Nghi" hiệu là "Nghi Ái Quan". Về sau khi tuổi đã cao, Nguyễn Thị Duệ cáo quan về lại quê nhà, bà dựng am Đào hoa để có nơi đọc sách và bảo ban các sĩ tử trong làng. Vua Lê giao cho bà số thuế hằng năm của tổng Kiệt Đặc để làm bổng lộc, nhưng bà chỉ dành một ít tiền chi dụng, còn bao nhiêu bà dành hết cho việc công ích và trợ giúp người nghèo.

 

Câu 4. Nữ thi sĩ nổi danh nào trong sử Việt dám tự ý thăng đường xử án thay chồng?

A. Hồ Xuân Hương

B. Nguyễn Thị Hinh

Đáp án chính xác là Nguyễn Thị Hinh.

Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người huyện Vĩnh Hồ (Hà Nội ngày nay). Năm sinh và mất của bà vẫn là điều bí ẩn. Có ý kiến cho rằng bà sinh năm 1805 và mất năm 1843. Vì có chồng làm quan tri huyện Thanh Quan, nên bà vẫn thường được gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Vốn là người phụ nữ cá tính, sinh thời nhiều lần khi chông bà đi vắng, có người đến thưa kiện, bà đã tự ý thăng đường xử án. Các tài liệu lịch sử từng thuật lại ít nhất có 3 lần bà thăng đường thay chồng xử án.

C. Nguyễn Ngọc Toàn

 

Câu 5. Người phụ nữ nào từng góp công giúp chồng mình soạn thảo thư từ khuyên quân Minh đầu hàng?

A. Nguyễn Thị Ngọc Hoa

B. Nguyễn Thị Lộ

Đáp án chính xác là Nguyễn Thị Lộ.

Trước khi trở thành nữ quan đầu tiên trong sử Việt, bà Nguyễn Thị Lộ còn góp công lớn giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Sách Những người thầy trong sử Việt chép rằng sau khi trở thành vợ của Nguyễn Trãi, bà thường giúp chồng sao chép văn thư, thảo thư từ, trong đó có những bức thư “tâm công” – đánh vào lòng người gửi tướng giặc vớ lời lẽ sắc bén khi nhẹ nhàng khuyên nhủ chúng đầu hàng, khi mạnh mẽ đanh thép khiến tướng nhà Minh khiếp sợ.

C. Phạm Thị Uyển

 

Câu 6. Cái chết của vị vua nào khiến gia đình bà Nguyễn Thị Lộ bị tru di tam tộc?

A. Lê Thái Tổ

B. Lê Nhân Tông

C. Lê Thái Tông

Đáp án chính xác là Lê Thái Tông.

Năm 1442, vua Lê Thái Tông trên đường đi duyệt binh về ghé thực ấp của Nguyễn Trãi ở Chí Linh, Hải Dương nghỉ ngơi, tại đây, vua đột ngột qua đời khi có Nguyễn Thị Lộ bên cạnh. Chớp được cơ hội, bọn gian thần trong triều vốn có nhiều thù oán với Nguyễn Trãi vu cho vợ chồng bà giết vua, cả gia đình bà bị tội tru di tam tộc. Đây là vụ án oan đau đớn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Tiểu Uyên

Ai là tác giả bộ sách toán học lớn nhất của nước ta thời phong kiến?

Ai là tác giả bộ sách toán học lớn nhất của nước ta thời phong kiến?

Bên cạnh những thành tựu về văn học, cách đây hàng thế kỷ, cha ông chúng ta cũng đạt được những thành tựu toán học có giá trị đến mai sau.

Ai từng nói “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

Ai từng nói “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

Ông là danh tướng lừng lẫy trong sử Việt, trước những lời dụ dỗ của giặc Mông - Nguyên, ông đã khảng khái trả lời “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân từng chém bay đầu viên tướng Xiêm nào?

Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân từng chém bay đầu viên tướng Xiêm nào?

“Tây Sơn ngũ phụng thư” là danh hiệu mà người đời dùng để nói về năm người nữ kiệt tài năng nhất của nhà Tây Sơn.

Nhân tài nào từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì đổi họ để đi thi?

Nhân tài nào từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì đổi họ để đi thi?

Ông là một trong những nhân tài kiệt xuất nhất trong sử Việt, nhưng sinh thời từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì tội đổi họ để đi thi.

Ai là quan thanh liêm khiến đạo tặc vì nể phục mà tránh xa?

Ai là quan thanh liêm khiến đạo tặc vì nể phục mà tránh xa?

Dưới thời nhà Nguyễn, có nhiều vị quan thanh liêm được lịch sử ghi nhận.

Vị nào được gọi là Khúc Tiên chúa?

Vị nào được gọi là Khúc Tiên chúa?

Họ Khúc là dòng họ nắm quyền cai trị Việt Nam đầu thế kỷ X, mở đầu thời kỳ tự chủ Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Thái hậu nào từng cho xây hơn 150 ngôi chùa để sám hối tội lỗi?

Thái hậu nào từng cho xây hơn 150 ngôi chùa để sám hối tội lỗi?

Sinh thời, bà là Thái hậu rất giỏi trị nước, nhưng vì tranh đoạt quyền lực, bà đã phạm phải tội lớn, ép chết Hoàng hậu và 72 cung nữ. Khi nhận thức được sai lầm của mình, bà đã cho xây tới 100 ngôi chùa để sám hối.