Dưới thời nhà Nguyễn, có nhiều vị quan thanh liêm được lịch sử ghi nhận.
A. Nguyễn Đức Chính
B. Trương Đăng Quế
C. Nguyễn Văn Hiếu
Đáp án chính xác là Nguyễn Văn Hiếu.
Nguyễn Văn Hiếu sinh năm 1746 ở Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay là Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Ông làm quan trải 4 đời vua Nguyễn là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
Sự thanh liêm của Nguyễn Văn Hiếu còn ảnh hưởng đến cả đạo tặc. Sách “Đại Nam liệt truyện chính biên” có chép lại rằng: Khi làm quan, ông được dân thương mến, lại nghiêm trị thuộc lại, nên họ đều sợ. Trong hạt nhiều trộm, ông Hiếu đến, bọn trộm bảo nhau rằng: “Ông trấn thủ là người nhân huệ, ta phải tránh đi”.
A. Trạng nguyên
B. Thám hoa
C. Cử nhân
Đáp án chính xác là cử nhân.
Trương Đăng Quế tự Duyên Phương, tên hiệu là Đoan Trai, người làng Mỹ Khê, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Trương Đăng Quế sinh ngày 1/11 năm Quý Sửu (1793). Năm lên 9 tuổi ông mồ côi cha, là cậu bé chăm chỉ thông minh, hiền lành nên được anh chị em thương yêu đùm bọc. Năm 27 tuổi, ông đậu Hương cống (cử nhân) khoa Kỷ Mão (1819) triều Gia Long thứ 18. Tuy chỉ đậu cử nhân, nhưng ông thông suốt kinh sách, có tài thơ văn.
A. Trương Đăng Quế
Đáp án chính xác là Trương Đăng Quế.
Khi quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định (1859), thấy mình đã già nua, không có kế sách chống xâm lăng cứu nước, ông xin từ chức.
Sách Đại Nam thực lục còn chép lại đoạn sớ tâu của Trương Đăng Quế: “Từ khi Tây dương đến đây đã ba năm nay, mà ngồi trơ mặt ở triều ban, không vạch ra được một mưu chước gì để đánh lại được giặc Tây dương, tội ấy chối sao được. Lại bóng chiều đã xế, bệnh tật luôn luôn, gần tới cõi chết mà cố giữ địa vị, thực đáng hổ thẹn. Vậy xin cho về quê để nhường chỗ cho lớp trẻ”.
Nhận sớ xong, vua vẫn quyết ý không cho từ quan, Trương Đăng Quế lại dâng sớ khác xin tự giáng chức, bỏ hẳn tước Quận công, xin giảm nửa lương… Trong 3 năm đã dâng sớ 6 lần, mãi đến tờ sớ cuối (khoảng 1863) vua mới ưng thuận. Khi về hưu, ông không ở lại kinh thành mà xin về quê nghèo.
B. Nguyễn Đức Chính
C. Nguyễn Thuật
A. Các con và môn sinh lập
Đáp án chính xác là hai bia mộ do các con và môn sinh lập.
Phần mộ cụ Nguyễn Đức Chính hiện ở tại thôn Nam Thành, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, thường được người dân gọi là mộ “Ông Thầy” hay mộ “Hai Bia”.
Điều đặc biệt là ngôi mộ hiện còn hai tấm bia khá lớn và cổ kính. Tấm thứ nhất, có ghi 12 chữ: “ĐẠI NAM THÁI THƯỜNG TỰ THIẾU KHANH NGUYỄN PHỦ QUÂN CHI MỘ” do 6 người con của ông phụng dựng vào năm Kỷ Dậu - 1849, khi ông vừa mới mất.
Nằm phía sau tấm bia này có một tấm bia lớn hơn với kích thước 1,2 x 1,4m bằng sa thạch do 96 người tự nhận là môn sinh của Nguyễn Đức Chính dựng vào năm Canh Tuất - 1850, ghi tiểu sử và ca ngợi tài năng và đức độ của thầy: “Ngài là người có tài trí thông minh, có trình độ học vấn rất rộng lớn, đức độ và tài năng cách biệt với người thường nên ít có người sánh kịp”. Trong số 96 môn đồ tham gia dựng bia này có tiến sĩ Phạm Phú Thứ, phó bảng Phạm Tánh, 7 cử nhân và 2 tú tài. Ngoài ra còn 2 thơ lại, 1 phó tổng và 54 sĩ nhân (người có học nhưng chưa đỗ đạt).
B. Ông tự lập khi còn sống và các con lập
C. Ông tự lập khi còn sống và môn sinh lập
A. Nguyễn Thuật
Đáp án chính xác là Nguyễn Thuật.
Nguyễn Thuật, hiệu là Hà Đình, sinh năm Nhâm Dần 1842 tại làng Hà Lam, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Bình (nay thuộc tỉnh Quảng Nam).
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có rất ít người như Nguyễn Thuật vì ông đã làm quan trải qua tám đời vua: Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân.
Ông không những được các vua trọng vì tài, nể vì đức, giao những việc quốc gia đại sự mà còn được nhân dân trọng vọng vì ông là vị quan thanh liêm, yêu thương dân, xứng danh là những bậc “dân chi phụ mẫu”…
B. Phạm Đình Hổ
C. Nguyễn Văn Tường
Phương Chi
Quốc hiệu Việt Nam lần đầu xuất hiện khi nào?
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nước ta có nhiều lần thay đổi quốc hiệu. Trong đó, có quốc hiệu tồn tại nhiều thế kỷ, nhưng cũng có quốc hiệu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.
Công chúa nào hy sinh thân mình, lấy Thoát Hoan để cản bước quân Nguyên?
Lịch sử dân tộc nước ta từng có những người phụ nữ đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để mang lợi ích to lớn cho dân tộc.
Vị tể tướng nào trong sử Việt bị kết án tử vì mê tín dị đoan?
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có không ít bậc khai quốc công thần từng bị vua kết tội chết từ những bản án oan ức. Trong đó có người còn bị chết vì mê tín.
Vua nào từng nhường vợ mình cho người khác?
Ông là vị vua có số phận khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, sinh thời từng kết duyên với vua của triều đại khác. Sau lại nhường vợ cho cận thần.
Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?
Trong giai đoạn đầu, nhà Trần vững mạnh vì có những vị vua trị vì anh minh, nhưng càng về sau, các vua ngày càng yếu kém. Thậm chí có vua còn ăn chơi trác táng khiến đất nước suy vong.
Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?
Khi thấy thủ cấp của tướng địch được dâng lên trước mặt, vị vua của nhà Trần đã dành cho những lời khen ngợi, trước khi cởi hoàng bào đắp lên.