- Không làm bài thi nhưng nhờ tấm lòng lương thiện, có công hộ giá nên người này vẫn được chấm đỗ tiến sĩ, lưu tên bảng vàng.

Câu 1: Người được nhắc đến trong khoa thi độc nhất vô nhị ấy là ai?

A. Phùng Thế Trung

B. Nguyễn Trật

Đáp án: Nguyễn Trật sinh năm 1573, người làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa (nay thuộc xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Ông là người cao lớn khỏe mạnh lại hiền lành siêng năng. Nhưng vì tối dạ nên dù đọc sách nhiều, Nguyễn Trật vẫn không nhớ nổi mấy trang. Ông quyết bỏ học, không còn mơ màng đến đèn sách, lều chỏng nữa.Một lần, có một thầy địa lý đi chơi qua làng, thấy Nguyễn Trật hiền lành, lễ độ nên đã khuyên ông nên tiếp tục con đường khoa cử. Nghe lời khuyên của thầy địa lý, Nguyễn Trật tiếp tục dùi mài kinh sử, chăm chú việc đèn sách. Năm ông 40 tuổi, triều đình mở khoa thi Hội, Nguyễn Trật một lần nữa miễn cưỡng lều chỏng đi thi.

C. Nguyễn Kỳ

 

{keywords}

Câu 2: Vì sao người này vượt qua 3 trường trong kỳ thi Hội?

A. Nhờ bạn bè nhắc bài

Đáp án: Lúc bấy giờ nhà Lê Trung Hưng vừa đánh bại nhà Mạc nên kinh thành Thăng Long còn rất lộn xộn, việc thi cử còn lỏng lẻo. Nhờ thế mà khi đi thi, được bạn bè giúp đỡ, Nguyễn Trật vượt qua được trường nhất, trường nhì và trường ba. Nhưng đến trường thi thứ tư - trường thi cuối cùng trong kỳ thi Hội, bạn bè của Nguyễn Trật đã trượt hết, chẳng còn ai có thể giúp đỡ ông nữa.

B. Do mang tài liệu theo

C. Nhờ giống bài đã luyện

 

Câu 3: Nhờ ai mà người này vượt qua được trường thi thứ tư?

A. Khảo quan chấm thi

B. Nho sinh cùng thi

Đáp án: Khi đang làm bài ở trường thi thứ tư, ở lều bên cạnh có một thí sinh vật vã ôm bụng kêu đau. Vì có mang theo gừng bên người nên Nguyễn Trật đã đem nước gừng đổ cho nho sinh uống. Để cảm tạ ân nhân, người này lấy quyển thi của mình ra và nói: "Đây là bài thi rất đắc ý của tôi nhưng chưa đề tên vào, nay xin tặng ông để đền ơn. Xin ông cõng tôi ra khỏi trường, tôi dù có phải chết cũng chẳng ân hận gì nữa". Nghe bạn thỉnh cầu, Nguyễn Trật bỏ thi để cõng nho sinh ra khỏi trường.Nguyễn Trật nhận bài thi của người này, quay lại trường thi. Vì bài thi làm chưa xong nên ông viết thêm phần cuối, ký tên mình vào bài rồi nộp cho quan trường. Khi các khảo quan chấm thi, thấy bài của Nguyễn Trật làm rất hay riêng phần cuối thì câu văn dần kém hẳn nên vẫn chấm đỗ nhưng cho xếp cuối bảng.

C. Vua Lê Thần Tông

 

Câu 4: Việc Nguyễn Trật bỏ giấy trắng trong kỳ thi Đình đã bị trừng phạt thế nào?

A. Không được xếp thứ hạng Tiến sĩ

Đáp án: Vào thi Đình, không được ai giúp nên Nguyễn Trật đành bỏ giấy trắng bài thi. Điều đó khiến vua Lê chúa Trịnh nổi giận không cho treo bảng vàng, không xếp thứ hạng tiến sĩ.

B. Bị chém đầu

C. Bị đuổi về quê

 

Câu 5: Điều gì giúp Nguyễn Trật sau này được giữ trong danh sách đỗ tiến sĩ?

A. Cứu được Thái tử

B. Giúp dân trừ giặc

C. Có công hộ giá vua

Đáp án: Trong khi triều đình dự tính xóa tên Nguyễn Trật khỏi tất cả các kỳ thi thì bỗng xảy ra biến loạn. Trong lúc hỗn loạn, Nguyễn Trật có công hộ giá nhà vua Lê và chúa Trịnh. Nhờ có công, ông không còn bị triều đình trừng phạt nữa, lại cho đỗ tiến sĩ. Cuối cùng tên của Nguyễn Trật vẫn được giữ trong danh sách sĩ tử đỗ Tiến sĩ. Sau này ông làm quan đến chức Công khoa Đô Cấp sự trung, được đánh giá là người thanh liêm. Ông được nhân dân yêu mến gọi là quan Nghè Nguyệt Viên.

 Thúy Nga

Những kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” của các vua chúa Việt Nam

Những kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” của các vua chúa Việt Nam

Trải qua hàng nghìn năm, các triều đại phong kiến Việt đã xác lập nhiều kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” liên quan đến ngôi thiên tử.

Bi kịch bị chồng rạch mặt trả thù của một nàng công chúa

Bi kịch bị chồng rạch mặt trả thù của một nàng công chúa

Bị chồng rạch mặt vì mối thù với vua cha, phải lấy hai vua đối địch làm chồng... Bạn có biết những nàng công chúa khốn khổ này là ai không?

Bữa ăn của vua triều Nguyễn có gì đặc biệt?

Bữa ăn của vua triều Nguyễn có gì đặc biệt?

Đa phần các vua chúa trong triều Nguyễn đều ăn uống tốn kém, xa hoa. Tuy nhiên vẫn có một số vị vua ăn uống giản dị giống như dân thường.

Chiêu ngoại giao “độc” của ông vua khiến sứ thần khiếp sợ

Chiêu ngoại giao “độc” của ông vua khiến sứ thần khiếp sợ

Vua Lê Đại Hành được biết tới là một vị hoàng đế có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

Trạng nguyên duy nhất chưa làm quan đã mất mạng vì cơn ghen của vợ

Trạng nguyên duy nhất chưa làm quan đã mất mạng vì cơn ghen của vợ

Trong số 47 vị trạng nguyên của nước ta, đây là người duy nhất chưa kịp làm quan đã qua đời vì cơn ghen của vợ.

Vị vua 2 lần lên ngôi, lấy vợ Tây đầu tiên trong sử Việt

Vị vua 2 lần lên ngôi, lấy vợ Tây đầu tiên trong sử Việt

Vị vua này có đến 6 bà vợ ở các dân tộc khác nhau, trong đó có một người đến từ phương Tây.