Al-Qaeda không còn nằm trong tầm chú ý của truyền thông sau khi Osama bin Laden bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt vào 2/5/2011, song hiện mạng lưới này đang trở lại và lớn mạnh hơn.

Thách thức IS

Ra đời sớm hơn IS, mạng lưới khủng bố al-Qaeda có nhiều cơ hội để tồn tại lâu hơn nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Lenta.ru viết.

Mặc dù trong vài năm qua các phần tử Hồi giáo cực đoan bị hút về phía IS, song al-Qaeda vẫn là một "thương hiệu mạnh" nhờ vụ tấn công khủng bố ở New York và Washington ngày 11/9/2001 và tên của cố lãnh đạo al-Qaeda cũng quen thuộc hơn nhiều so với lãnh đạo IS Abu Bakr al-Baghdadi.

So sánh với IS về lượng tân binh và ảnh hưởng trên toàn Trung Đông, al-Qaeda đang tìm cách tách mình khỏi đối thủ khát máu và đi theo hướng mà các nhóm thánh chiến coi là thực tế. Al-Qaeda lập liên minh với các lực lượng địa phương, gồm cả các đối thủ cũ, để thâu tóm lãnh thổ mới.

{keywords}
Al-Qaeda trở lại, nguy hiểm hơn IS bội phần (Ảnh Sputnik)

Ngoài ra, không giống IS, al-Qaeda không được tổ chức theo kết cấu liên kết dọc, cũng không đóng ở một nơi cụ thể nào, khiến cho việc triệt tiêu nó trở thành một nhiệm vụ bất khả thi.

Tại Syria, Mặt trận Al-Nusra chiến đấu với tư cách của al-Qaeda và nhóm này đặt ra thách thức về quân sự cũng như hệ tư tưởng rất lớn với IS. Trên chiến trường, Al-Nusra luôn giữ vững chiến lược tấn công bằng những kẻ đánh bom liều chết, trong khi IS thích triển khai các chiến dịch quân sự quy mô lớn.

Al-Qaeda vẫn có thế đứng vững chắc

Al-Qaeda vẫn duy trì một chỗ đứng vững chắc ở Yemen như những gì mạng lưới này có ở Bán đảo Ảrập. Al-Qaeda xuất hiện ở Yemen vào năm 2009 sau khi quân Hồi giáo địa phương và các đạo hữu ở Ảrập Xê-út liên kết chống kẻ thù chung.

Dù Al-Qaeda tại Bán đảo Ảrập đã chịu nhiều thất bại trong cuộc đối đầu với lực lượng vũ trang Yemen thì nhóm khủng bố này đã tái lập được vị thế của mình ở một chừng mực nào đó và vũ trang cho các bộ lạc Sunni ở địa phương để chống lại phái Shiite.

Al-Qaeda không xa lạ gì với châu Phi. Nhóm này tiến hành nhiều chiến dịch ở Sudan, Nigeria và Somalia, nổi bật nhất là nhóm chiến binh Al Shabaab trực thuộc al-Qaeda.

Do ngày càng có nhiều nhóm quân thuộc tiểu vùng Sahara châu Phi thề đi theo hệ tư tưởng của al-Qaeda, nên châu Phi đang nhanh chóng trở thành tiền tuyến mới của cuộc chiến chống khủng bố.

Al-Qaeda nguy hại gấp bội IS

"Tôi cho rằng al-Qaeda nguy hiểm hơn nhiều IS. Do cả thế giới đang tập trung quét sạch IS, nên al-Qaeda lặng lẽ mở rộng ảnh hưởng khắp Trung Đông và lấy lại sức mạnh trước kia", Yuri Barmin, một chuyên gia về chính sách đối ngoại ở Moscow nói với Lenta.ru.

Andrei Chuprygin, một chuyên gia khác về Trung Đông, cũng hoài nghi về khả năng có thể tiêu diệt mạng lưới khủng bố khét tiếng này.

"Cách duy nhất để có thể hủy diệt al-Qaeda là tất cả các quốc gia phải phối hợp với nhau thành một lực lượng, song tôi thấy hiện chưa ai có ý định đó. Các nước vẫn không thể đi tới một thỏa thuận về Syria, nhưng chiến đấu chống al-Qaeda còn khó hơn IS vì không có một khu vực cụ thể nào để tấn công".

  • Hoài Linh

Sự thật "kho vật phẩm khiêu dâm" đồ sộ của Bin Laden

 Các tài liệu mà Mỹ thu được từ nơi trú ẩn của Osama bin Laden ở Pakistan cho thấy, trùm khủng bố này tích trữ rất nhiều tranh ảnh và các đoạn phim khiêu dâm. 

Thế giới 24h: Thư tình lâm li của Bin Laden

Nhiều tài liệu mới về trùm khủng bố al-Qaeda vừa được Mỹ hé lộ, Ukraina dừng thỏa thuận hợp tác quân sự với Nga... nằm trong số những tin tức chủ chốt trên thế giới trong 24 giờ qua.

Nhà Trắng nói dối về vụ giết Osama bin Laden?

Nhà báo đoạt giải Pulitzer Seymour Hersh vừa có một bài viết mới gây ngạc nhiên, khi tuyên bố Nhà Trắng dối trá về cách thức Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.