Mới 4, 5 tuổi, những đứa bé người Mông, người Dao, người Tày.. đã cõng em 1, 2 tháng tuổi ra mưu sinh ở khu du lịch Sapa. Có em phải đi nửa ngày đường mới đến, khi màn sương đêm buông phủ, nhiều em lại ngủ ở ven đường, gốc cây... Ánh mắt ngây thơ, tội nghiệp của các em ám ảnh nhiều du khách.
Chị Giàng Thị Muôn (35 tuổi) cùng con trai mới 4 tháng tuổi ra bán đồ lưu niệm cho khách du lịch ở thị trấn Sapa. |
Hằng ngày, những em nhỏ này được mẹ đìu trên lưng. Chúng rất ngoan, ít khi khóc... |
Những đứa trẻ đa số đều được mẹ hoặc anh chị địu trên lưng |
Với bố thì đây là những hình ảnh ít khi thấy |
Những đứa trẻ theo mẹ từ sáng sớm ra đây, rồi cho đến tối mịt, lại theo mẹ về bản
|
Em bé này vừa tròn 2 tháng, nhưng đã theo mẹ ra đây mưu sinh từ lúc chưa đầy 1 tháng tuổi. |
Đa số là phụ nữ và trẻ em ra Sapa, còn những người đàn ông thì ở nhà làm nương rẫy |
Em Thào Thị La, 4 tuổi, ở tận xã Bản Khoang theo mẹ ra đây bán hàng. Đã hơn 10 giờ tối, nhưng em vẫn ngồi bán, chờ mẹ đến đón về |
Nhiều đứa trẻ đi bán hàng nhưng nói tiếng Kinh chưa rõ |
Mẹ của Mã A Hải, học lớp 1 ngồi bán hoa quả hái được trên rừng, còn em cõng em gái đi bán đồ lưu niệm cho khách du lịch |
Giàng A Chờ, 7 tuổi, em bảo, ngày nào bán nhiều thì được 100 nghìn. Mẹ lên nương, bố đi lễ hội |
11 giờ đêm, khi Sapa đã phủ sương lạnh, những đứa mới được mẹ cho ngồi nghỉ, ăn hoa quả mà khách du lịch cho |
Vừ A Vinh, 6 tuổi, bế em mới 2 tháng tuổi ngồi bán đồ lưu niệm ở một góc vỉa hè |
"Chụp ảnh xong cho tiền nhé" - câu nói quen thuộc của nhiều đứa trẻ nơi đây |
Những đứa trẻ hiếu động, nhìn thấy ở đâu khách mua hàng hoặc cho tiền là chạy đến rất đông |
Một cậu bé người Mông, tóc vàng hoe, nhìn rất "Tây" |
Chị 4 tuổi, đìu em mới 4 tháng đi bán hàng |
"Mua cái" - lời mời hàng quen thuộc của những đứa trẻ bán hàng ở Sapa |
Nhiều em không biết giá trị đồng tiền, sau khi bán hàng, khách đưa bao nhiều thì cầm bấy nhiêu |
Đã hơn 11 giờ đêm, cậu bé này vẫn lang thang cùng em trai ở thị trấn Sapa |
(Theo Gia đình & Xã hội)