“Nhưng nhìn vào hiện trạng của nền giáo dục Scotland nói riêng và Vương quốc Anh nói chung hiện nay, tôi không nghĩ là chúng ta đang tự suy ngẫm về mục đích thực sự ở trường học. Nếu không thể thay thế tư tưởng hiện tại, thì chắc chắn các bạn đều tin rằng trường học chỉ là trường tốt khi học sinh của họ đạt kết quả xuất sắc trong kì thi, như thể đây là Chén Thánh, là tiêu chí duy nhất vậy.

Cũng hợp lí thôi nếu cho rằng học sinh phải có đủ kiến thức để vượt qua các kì thi. Ai cũng mong thế, nhưng tham vọng của chúng ta dành cho thế hệ trẻ chỉ dừng lại ở những bài kiểm tra sao?

{keywords}

"Nền giáo dục" hiện tại đang suy thoái vì học sinh bị ám ảnh với kì kiểm tra, trí tưởng tượng cá nhân bị hạn chế, dẫn tới những ý kiến độc lập, độc đáo cũng bị hạn chế. Học sinh của chúng ta cần được phát triển sức sáng tạo và tư duy phản biện.

Chúng ta cần nhìn vào hệ thống giáo dục của các quốc gia khác và học hỏi thành công của họ. Các quốc gia Scandivani, đặc biệt là Phần Lan, đã dẫn trước chúng ta hơn 10 năm rồi."

Nếu mọi người nghiên cứu hệ thống giáo dục công ở các quốc gia đó thì sẽ thấy họ có một điều quan trọng khác với chúng ta. Trước khi học sinh 16 tuổi, không có bất cứ kì thi hay bài kiểm tra nào. Tức là giáo dục từ độ tuổi 6-15 có thể phát triển mà không cần lo nghĩ về 'qua kiểm tra'.

Phương pháp học tập dựa trên kết quả hiện nay rất đáng lo ngại, bản thân nó có quá nhiều thiếu sót. Khi dẫn lối cho trẻ em khám phá thế giới tri thức tuyệt vời, mỗi đứa trẻ sẽ đạt được kết quả khác nhau vì chúng có cách học khác nhau, đam mê khác nhau, và bị thu hút bởi nội dung khác nhau. Thế thì tại sao chúng ta dám định trước kết quả học tập của học sinh? Điều này, chiếc Chén Thánh này, đáng bị lên án.

Vậy nên các trường học nên tập trung giáo dục học sinh chứ không phải dạy học sinh. Vương quốc Anh đang cần được khai sáng giáo dục, xây dựng hệ thống giáo dục ngạc nhiên, thú vị, tạo dựng hứng thú, khuyến khích học sinh tích cực chủ động; vì mục tiêu đảm bảo thế hệ trẻ của quốc gia có thể phát triển kiến thức và kĩ năng một cách tự nhiên. Lúc này đây, công cuộc giảng dạy đang ngày càng trở nên gượng ép.

Tôi cho rằng chính phủ nên ngừng lo lắng và bị ám ảnh bởi những số liệu đánh giá vô nghĩa và tập trung giúp học sinh phát triển bản thân. Chúng ta không được sợ hãi bất đồng quan điểm. Nếu điều tra viên hỏi tại sao lớp học thiếu đi 'tiêu chí thành công', hãy yêu cầu họ giải thích câu hỏi ấy.

Theo kinh nghiệm của tôi, các điều tra viên không quen bị hỏi lại. Tôi đã chán ngấy với quan niệm rằng một nền giáo dục tốt là một nền giáo dục một loạt điểm cao trong kì thi. Kết quả kì thi là chỉ là sản phẩm thứ yếu trong một nền giáo dục hoàn thiện, chứ không phải sản phẩm cuối cùng.

Giáo dục nên khuyến khích học sinh trở thành người có lòng khoan dung, văn minh, lòng tự trọng cao và lòng khiêm tốn vị tha, người có kiến thức và kĩ năng sáng tạo, phân tích, giải quyết vấn đề, cũng như tự nhìn nhận và tự kiểm điểm. Điều này không khó đạt được, mọi trẻ em Anh quốc đều có thể đạt được điều này.

Nhưng chúng ta cần phải thay đổi hoàn toàn quan điểm về mục đích thực sự của giáo dục. Giáo viên đang kêu gọi các trường học phải trở thành nơi học tập và vui chơi đúng cách. Tôi xin phép đưa mọi người trở lại những năm 1947, khi Hội đồng tư vấn giáo dục Scotland nổi tiếng và đáng kính đã tuyên bố: "Trường học tốt không do điểm số thi cử ấn tượng, mà do họ giúp thế hệ trẻ cảm thấy an toàn, dạy được lòng tốt và tận hưởng tự do trong khuôn khổ tới mức nào."

Tôi khao khát được nghe lại những lời đó từ quan chức hiện nay.

Hà Dung (Theo Tes)

Cách học tốt nhất là thực hành, cách dạy dở nhất là giảng giải

Cách học tốt nhất là thực hành, cách dạy dở nhất là giảng giải

Paul Richard Halmos (1916-2016) là nhà toán học Mĩ gốc Hung. Di sản của ông không chỉ đơn thuần là toán học mà còn là lời khuyên và triết lý về cuộc sống toán học.