- “Đúng là amip không
chỉ tồn tại trong nước nhưng người bình thường gần như không bị lây loại ký
sinh trùng này. Chỉ những người suy giảm miễn dịch mới có nguy cơ cao”.
Ngày 21/9, BS Phan Văn Hiếu, Giám đốc Trung tâm pháp y TP.HCM đã khẳng định với VietNamNet như trên.
“Người dân cần hiểu bị lây amip ăn não là chuyện vô cùng hiếm gặp. Tại Việt Nam, từ trước tới nay mới chỉ có 2 ca, còn ở Mỹ trong vòng vài chục năm mới thống kê khoảng 100 ca. Đặc biệt, những người nhiễm amip đa số cơ thể không có sức đề kháng, hệ miễn dịch bị suy giảm.”, bác sĩ Hiếu nói.
Theo bác sĩ Hiếu, như ca bé trai 6 tuổi tử vong vì nhiễm amip ăn não vừa qua, dù bé này không tiếp xúc với sông nước nhưng có lẽ môi trường bé sống có amip tồn tại. Người bình thường có sức đề kháng thì không sao nhưng với bệnh nhi bị liệt nằm một chỗ, hệ miễn dịch suy giảm nên dễ bị nhiễm amip.
Từ đó, bác sĩ Hiếu khẳng định người dân không nên hoang mang lo sợ, bởi amip rất khó lây.
Cũng trong sáng 21/9, ngành y tế TP.HCM xác nhận đã có kết quả điều tra dịch tễ đối với bé trai tử vong do amip nói trên. Bệnh nhi tên T., sinh năm 2006, ngụ quận Bình Tân, bị xuất huyết não lúc mới sinh, được người giúp việc chăm sóc từ tháng 3/2011.
Một tuần trước khi nhập viện bé hay đập đầu xuống gạch nhưng không bị nôn ói. Thức ăn hằng ngày của bệnh nhi là nước đun sôi và cháo, khi nhập viện không sặc nước. Hai ngày trước khi nhập viện bệnh nhi sốt cao không rõ nguyên nhân, đưa vào Bệnh viện Quận 6 nhưng đã ngưng thở trên đường.
Nghi cái chết của bé T. liên quan tới người giúp việc cơ quan công an và pháp y đã vào cuộc.
Kết quả giải phẫu của Trung tâm Pháp y TP.HCM cho biết, trong não bệnh nhi có khối áp xe. Xét nghiệm bằng phương pháp sinh học phân tử (PCR) cho thấy bệnh nhi dương tính Naegleria flowery (một loại amip ăn não).
Bé T. không sống cùng cha mẹ và cũng không có số điện thoại để liên lạc. Những người sống xung quanh bệnh nhi không có tiền sử dùng nước ao, hồ, sông…
Cơ quan y tế còn phát hiện chồng của người chăm sóc bệnh nhi mới tử vong được 1 tháng do xơ gan. Nước sinh hoạt của bệnh nhi là nước máy, chứa trong bồn nhựa.
Thanh Huyền
>> Amip ăn não người: Cảnh giác, không hoang mang
>> Bé 6 tuổi không ra ao, hồ vẫn nhiễm amip ăn não
>> Xác định ca tử vong thứ 2 do amip ăn não người
>> Thông tin bất ngờ về “amip ăn não người”
>> Thêm một bé trai tử vong do amip ăn não?
>> Bé 6 tuổi không ra ao, hồ vẫn nhiễm amip ăn não
>> Xác định ca tử vong thứ 2 do amip ăn não người
>> Thông tin bất ngờ về “amip ăn não người”
>> Thêm một bé trai tử vong do amip ăn não?
Ngày 21/9, BS Phan Văn Hiếu, Giám đốc Trung tâm pháp y TP.HCM đã khẳng định với VietNamNet như trên.
Theo đó, bác sĩ Hiếu cung cấp những tài liệu
trong y văn thế giới đã nói đến việc amip ăn não tồn tại không chỉ trong
nước mà còn ở bụi, máy lạnh, đất…
Tuy nhiên, bác sĩ Hiếu cũng nhấn mạnh, amip cũng như nhiều loại vi trùng
khác con người vẫn tiếp xúc hằng ngày nhưng không nhất thiết cứ gặp là…lây.
BS Hiếu cho biết amip tồn tại ở nhiều môi trường nhưng khó lây nhiễm. |
“Người dân cần hiểu bị lây amip ăn não là chuyện vô cùng hiếm gặp. Tại Việt Nam, từ trước tới nay mới chỉ có 2 ca, còn ở Mỹ trong vòng vài chục năm mới thống kê khoảng 100 ca. Đặc biệt, những người nhiễm amip đa số cơ thể không có sức đề kháng, hệ miễn dịch bị suy giảm.”, bác sĩ Hiếu nói.
Theo bác sĩ Hiếu, như ca bé trai 6 tuổi tử vong vì nhiễm amip ăn não vừa qua, dù bé này không tiếp xúc với sông nước nhưng có lẽ môi trường bé sống có amip tồn tại. Người bình thường có sức đề kháng thì không sao nhưng với bệnh nhi bị liệt nằm một chỗ, hệ miễn dịch suy giảm nên dễ bị nhiễm amip.
Từ đó, bác sĩ Hiếu khẳng định người dân không nên hoang mang lo sợ, bởi amip rất khó lây.
Cũng trong sáng 21/9, ngành y tế TP.HCM xác nhận đã có kết quả điều tra dịch tễ đối với bé trai tử vong do amip nói trên. Bệnh nhi tên T., sinh năm 2006, ngụ quận Bình Tân, bị xuất huyết não lúc mới sinh, được người giúp việc chăm sóc từ tháng 3/2011.
Một tuần trước khi nhập viện bé hay đập đầu xuống gạch nhưng không bị nôn ói. Thức ăn hằng ngày của bệnh nhi là nước đun sôi và cháo, khi nhập viện không sặc nước. Hai ngày trước khi nhập viện bệnh nhi sốt cao không rõ nguyên nhân, đưa vào Bệnh viện Quận 6 nhưng đã ngưng thở trên đường.
Nghi cái chết của bé T. liên quan tới người giúp việc cơ quan công an và pháp y đã vào cuộc.
Kết quả giải phẫu của Trung tâm Pháp y TP.HCM cho biết, trong não bệnh nhi có khối áp xe. Xét nghiệm bằng phương pháp sinh học phân tử (PCR) cho thấy bệnh nhi dương tính Naegleria flowery (một loại amip ăn não).
Bé T. không sống cùng cha mẹ và cũng không có số điện thoại để liên lạc. Những người sống xung quanh bệnh nhi không có tiền sử dùng nước ao, hồ, sông…
Cơ quan y tế còn phát hiện chồng của người chăm sóc bệnh nhi mới tử vong được 1 tháng do xơ gan. Nước sinh hoạt của bệnh nhi là nước máy, chứa trong bồn nhựa.
Thanh Huyền