1. Một ngày bạn nên ăn mấy quả chuối?
-
1-2 quả
0%
- 2-3 quả
0%- Ăn thoải mái
0%Chính xácTheo Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, trong 100g chuối tiêu chín có 74g nước, 1,5g protid, 0,4g axit hữu cơ, 22,4g glucid, 0,8g xenluloza, cung cấp được 100 calo, vượt xa các loại quả ngọt khác về cung cấp năng lượng (100g cam cho 43 calo, đu đủ chín cho 36 calo, nhãn cho 49 calo, vú sữa cho 43 calo…).
Lượng chất glucid có trong chuối chín như vậy là rất cao, ở dạng glucoza (20%), fructoza (1,5%) và saccharoza (65%) là những loại đường tự nhiên quý của quả chín, dễ tiêu hóa, cơ thể hấp thụ nhanh và cung cấp nhiều năng lượng.
Ăn 1-2 quả chuối mỗi ngày đều đặn, có thể giảm bớt các triệu chứng tai biến mạch máu não (trúng phong), cao huyết áp… do chuối có hàm lượng kali cao.Người châu Âu gọi chuối là hoa quả vui vẻ vì giúp phòng ngừa và loại bỏ trầm cảm nhưng bạn không nên ăn quá nhiều chuối sẽ khiến thừa năng lượng có thể gây tăng cân.
2. Chuối xanh có tốt không hay chờ chín mới ăn được?
-
Tốt
0%
- Không nên ăn
0%Chính xácBác sĩ Vũ lý giải chuối xanh được ít người thích hơn. Nhưng trong thành phần của chuối xanh có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao. Cụ thể trong 100g chuối xanh có chứa: Nước 74,91g; năng lượng 89 calo, protein 1,09g; chất béo 0,03gr; carbohydrate 22,84g; chất xơ 2,6g; đường 12,23g. Canxi 5mg; photpho 22mg; sắt 0,26mg; kali 358mg; kẽm 0,15mg; natri 1mg. Hàm lượng vitamin C 8,7mg, vitamin A 64 IU; vitamin E 0,1mg; vitamin K 0,5mg, vitamin B6 0.67mg. Thiamin 0,031mg; riboflavin 0,073mg; niacin 0,665mg, folate 20mg.
So với chuối chín, chuối xanh giàu chất xơ hơn và có hàm lượng tinh bột kháng khó phân hủy trong dạ dày nên khiến bạn no lâu hơn. Vì vậy, chuối xanh giúp giảm cân, tăng cường sức khỏe đường ruột.
Theo tài liệu Ấn Độ, chuối tiêu xanh phơi sấy ở nhiệt độ thấp dưới 50 độ C, tán bột, ăn hàng ngày có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, làm cho màng nhầy dày lên chống lại khả năng gây loét và hàn gắn các vết loét đã có.
3. Những ai không nên ăn chuối?
-
Tất cả mọi người không cần kiêng
0%
- Người bị bệnh thận
0%- Người bị bệnh tim mạch
0%Chính xácQuả chuối tiêu rất tốt cho trẻ thơ, trẻ đang độ lớn, người già dưỡng sức, người lao động trí óc và chân tay. Chuối giúp cho hệ xương, sự sinh trưởng và cân bằng thần kinh. Người suy nhược nên ăn chuối hàng ngày.
Tuy nhiên, thành phần của chuối giàu hydrat cacbon không nên dùng cho người bị tiểu đường nếu không có ý kiến của thầy thuốc. Những người bị suy thận mãn không nên ăn chuối. Bởi vì ăn chuối có thể gây tăng kali khiến người bệnh ngừng tim.
4. Thời điểm nào ăn chuối tốt nhất?
-
Ăn mọi thời điểm nếu bạn muốn
0%
- Ăn khi đói
0%- Ăn sau bữa cơm
0%Chính xácTheo bác sĩ Vũ, nếu bạn ăn chuối khi đói bụng sẽ dẫn đến bệnh máu kali cao, máu kali cao gây tổn hại đến tim mạch và thận. Ănchuối vào thời điểm nào tốt cũng tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn. Người hay bị chuột rút do thiếu kali và magie thì ăn chuối vào buổi tối tốt. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất trong ngày là ăn sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng.
5. Vỏ chuối có dùng được hay không?
-
Có
0%
- Không
0%Chính xácBác sĩ Vũ cho biết không chỉ ruột của chuối tốt cho sức khỏe mà trong đông y vỏ chuối cũng là bài thuốc. Nó được sử dụng chữa đau bụng, lỵ, thổ tả. Cách làm: Sử dụng 15-30g sắc uống hoặc lấy nước rửa những chỗ mẩn ngứa, lở loét. Ngoài ra, vỏ quả chuối xanh có tác dụng làm se, diệt nấm, nhựa của quả xanh chữa hắc lào.
- Không
- Ăn khi đói
- Người bị bệnh thận
- Không nên ăn
- 2-3 quả