- Đọc bài "Tết xưa bày, nay bỏ bớt" của tác giả Lê Xuân Chiến, tôi mừng như bắt được vàng. Đúng là tôi đã chán lắm rồi cái lệ đặt ra ngày Tết...

Ngày còn chưa lấy chồng, mẹ đẻ tôi đã căn dặn: "Bình thường mình ăn cơm nguội cũng không ai biết nhưng ngày Tết, khách khứa tới không thể sơ sài. Nếu không đón tiếp tươm tất, chu đáo cả năm người ta chê cho mất mặt".

Đến khi kết hôn, bố mẹ chồng và cả chồng tôi cũng cùng quan điểm đó. Thành ra, bao nhiêu năm nay, tôi cứ chạy theo sắm sửa Tết đến mệt nhoài.

{keywords}
Ảnh minh họa

Mấy năm trước, tiền thưởng Tết của vợ chồng tôi khoảng 25 triệu. Với số tiền đó, tôi gửi tiết kiệm được khoảng 7 triệu, còn lại tôi vung tay sắm Tết.

Tôi đặt thịt trâu gác bếp ở tận Cao Bằng, Bắc Kạn để mọi người nhâm nhi. Tôi mua thêm bánh kẹo đắt tiền, hạt dẻ cười Mỹ cho lũ trẻ con ăn. Đứa nào đứa nấy đến nhà tôi đều vừa ăn vừa cười tít mắt. Chúng cứ khen lấy khen để khiến chồng tôi hãnh diện lắm…

Thế nhưng ở đời mấy ai học được chữ ngờ. Đầu năm vừa rồi cơ quan tôi tinh giảm biên chế, tôi thuộc diện thấp cổ bé họng nên bị gạt xuống làm chân pha trà ở cơ quan. Kéo theo đó, lương tôi thấp đì đẹt, chỉ bằng nửa lương khi trước.

Vì thế, cứ nghĩ đến cái Tết trước mắt mà tôi héo hon. Chồng tôi bảo, việc sắm Tết trong nhà và biếu bố mẹ 2 bên anh ấy sẽ lo còn tôi chịu trách nhiệm sắm sửa bánh kẹo, đào quất và tiền lì xì trẻ con.

Anh còn nhắc, năm ngoái thế nào thì năm nay chi thế ấy, lương thấp thì chỉ được phép kém đi một tí chứ nhất quyết không cắt khoản nào cả.

Khoản lương bèo của tôi chỉ đủ nuôi thân và đóng tiền học cho con, có dư dả đồng nào đâu nên tôi đành chi tiêu một cách bủn xỉn nhất có thể. Váy áo tôi cắt hết không mua thứ gì, cà phê sáng cũng cắt nốt, di động chỉ được phép dùng 50 ngàn mỗi tháng. Ai cần lắm tôi mới gọi điện còn đâu tôi chỉ dám nhắn tin.

Chuyện ăn sáng cũng khiến tôi đau đầu. Ngày trước, sáng nào tôi cũng ăn bát bún 25 ngàn thì giờ tôi chỉ ăn cơm thừa tối qua hấp lại với muối vừng.

3 tháng như thế tôi để dành được hơn 2 triệu. Khoản tiền này, tôi tính sẽ mừng tuổi chú, bác, cô, dì, cháu ruột 50 ngàn/người, con đồng nghiệp, hàng xóm 10 ngàn/cháu.

Còn tiền mua bánh kẹo, đào quất cho cái Tết, tôi vẫn chưa có. Vì thế, chắc tôi sẽ phải tiếp tục “chiến đấu” cơm nguội với muối vừng để dành tiền.

Tuy nhiên, để có đủ tiền mua bánh kẹo, đào quất như những năm trước, tôi cần đến 2 triệu nữa. Trong khi đó, Tết lại sắp đến nên người tôi mấy hôm nay cứ như ngồi trên đống lửa.

Hôm nay, nhân đọc được bài viết trên báo, tôi thấy thở phào nhẹ nhõm. Có lẽ, tôi sẽ nói chuyện lại với chồng để cắt giảm bớt những thủ tục rườm rà gây lãng phí, để Tết nhất không còn là gánh nặng.

Tết Nguyên Đán (Tết Cổ truyền) được xem là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt. Việc chi tiêu sắm Tết, mua quà biếu gia đình, họ hàng, vấn đề mừng tuổi, nhậu Tết... khiến không ít người lo lắng, băn khoăn. Độc giả có bài viết chia sẻ về chủ đề này, xin gửi cho chúng tôi theo địa chỉ email: bandoisong@vietnamnet.vn. Những bài viết phù hợp sẽ được lựa chọn để đăng tải. Trân trọng cảm ơn!

'Tiền đây, đủ cho cô chi tiêu cả trăm cái Tết nhé'

'Tiền đây, đủ cho cô chi tiêu cả trăm cái Tết nhé'

Sau khi tranh cãi vì chuyện chi tiêu, mua sắm Tết, chồng em đã sửng cồ và hét lên: “Tiền đây, đủ cho cô mua sắm, chi tiêu trăm cái Tết nhé”.

Giới nhà giàu chi bạc triệu lùng gà quý ăn Tết

Giới nhà giàu chi bạc triệu lùng gà quý ăn Tết

Giống gà Quý phi có ý nghĩa là tài lộc, phú quý, vì vậy rất được ưa chuộng làm quà biếu hay thắp hương dịp đầu năm mới.

Chuyện sắm Tết 5 triệu đồng trong nhà đại gia ngành dược

Chuyện sắm Tết 5 triệu đồng trong nhà đại gia ngành dược

Thấy nhiều người lo lắng chuyện Tết nhất. Có người bảo, phải chi khoảng 30 - 40 triệu mới có "cái Tết ra trò". Tôi thấy thật hoang phí.

Anh nghèo, em giàu và câu chuyện buồn ngày Tết

Anh nghèo, em giàu và câu chuyện buồn ngày Tết

Tết sắp về. Trong khi những đứa con xa nhà háo hức mong chờ ngày về sum vầy với gia đình thì tôi lại thấy trong lòng nặng trĩu một nỗi buồn. Năm nay, tôi không muốn đưa vợ con về quê ăn Tết.

'Tết xưa bày, nay... bỏ bớt'

'Tết xưa bày, nay... bỏ bớt'

Quan niệm “Đói cũng ngày Tết, hết cũng ngày mùa” nay không còn phù hợp nữa. Tết văn minh là cái Tết gọn nhẹ, tiết kiệm, dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, sum họp gia đình.

Độc giả Lê Thị Yến