{keywords}
 

Tham dự ngày thứ hai tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và các Thống đốc ngân hàng trung ương nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), bà Nirmala Sitharaman đã chia sẻ kinh nghiệm của Ấn Độ khi tích hợp công nghệ với cung cấp dịch vụ toàn diện trong đại dịch Covid-19.

Bà cũng nhắc đến nền tảng CoWIN đã hỗ trợ hiệu quả quy mô và phạm vi tiêm chủng trong nước. Ấn Độ sẽ chia sẻ nền tảng miễn phí với các nước với niềm tin “nhu cầu nhân đạo cao hơn lợi ích thương mại”.

Theo Tiến sỹ R S Sharma, Chủ tịch Tổ chức quản lý vắc xin Covid-19, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chỉ đạo các quan chức tạo ra phiên bản nguồn mở của CoWIN để cung cấp miễn phí. Ông Sharma cho biết, có hơn 50 nước từ Trung Á, Mỹ Latinh, châu Phi quan tâm đến hệ thống tương tự.

Thủ tướng Modi khẳng định không một quốc gia nào, bất kể mạnh tới đâu, có thể xử lý đại dịch đơn độc. “Đó là lý do vì sao, nền tảng công nghệ dành cho tiêm chủng vắc xin Covid-19 của chúng tôi đang được chuẩn bị để trở thành nguồn mở. Sớm thôi, nó sẽ có mặt tới tất cả các nước”.

Ấn Độ phát triển CoWIN làm hệ thống công nghệ thông tin trung tâm để hoạch định chiến lược, triển khai, giám sát và đánh giá tiêm chủng Covid-19. CoWIN không chỉ giúp chính phủ Ấn Độ điều phối quy trình tiêm chủng quy mô lớn mà còn hỗ trợ các cơ quan y tế giám sát vắc xin Covid-19 theo thời gian thực.

CoWIN có cả ứng dụng di động và phiên bản desktop, cho phép mọi người đặt chỗ tiêm vắc xin bằng số điện thoại. Một tính năng quan trọng của ứng dụng là cung cấp chứng nhận tiêm chủng. Sau khi tiêm, một người có thể tải về chứng nhận tiêm chủng từ tài khoản đã đăng ký. Theo Bộ Ngoại vụ, chứng nhận CoWIN sẽ được các nước khác công nhận.

Để bảo đảm không có sai sót, ứng dụng CoWIN có thêm tính năng “Raise an Issue”. Qua đó, bất kỳ ai phát hiện có lỗi trong chứng nhận tiêm chủng có thể chỉnh sửa tên, năm sinh, giới tính. Ngoài ra, người dùng sẽ được liên kết hộ chiếu với chứng nhận tiêm chủng, vô cùng hữu ích với người chuẩn bị du lịch nước ngoài.

Thông qua CoWIN, Ấn Độ đã quản lý được 350 triệu liều tiêm vắc xin Covid-19. Mọi người không cần mang theo những tờ giấy mong manh làm bằng chứng đã tiêm nữa.

Du Lam (Tổng hợp)

Ứng dụng công nghệ để công khai minh bạch thông tin chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19

Ứng dụng công nghệ để công khai minh bạch thông tin chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19

Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 sẽ được các đơn vị, địa phương sử dụng để triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 toàn quốc dự kiến được chính thức khởi động từ hôm nay, 10/7.