Vụ ngộ độc thương tâm xảy ra tại thôn Na Cô Sa 3, xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Chiều tối 25/4, 3 cháu bé Hạng Thị Phua, 14 tuổi cùng em gái hạng Thị Tang, 12 tuổi và Giàng Thị Sư, 6 tuổi đi vào rừng hái nấm về ăn.

Sau ăn, cả 3 cháu thấy đau đầu, đau bụng, buồn nôn, không thể ăn uống được gì. Sáng 27/4, khi thấy tình trạng 3 cháu nặng lên, gia đình mới chuyển các cháu đến trạm y tế xã cấp cứu nhưng cháu Tang đã tử vong ngay sau đó.

2 bệnh nhi còn lại được chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ điều trị rồi được chuyển tiếp đến BV đa khoa tỉnh Điện Biên nhưng sau 5 ngày điều trị tại đây, cả 2 cháu cũng không qua khỏi do chất độc đã ngấm quá sâu vào cơ thể.

Trước đó vào đầu tháng 4, 2 bé trai tại huyện Nậm Pồ cũng tử vong do ăn nhầm nấm độc khi đi chăn trâu.

BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, tình trạng ngộ độc nấm thường xảy ra rầm rộ vào mùa xuân, mùa hè, đặc biệt tại các tỉnh miền núi.

{keywords}

Một loại nấm độc màu trắng có hình dáng rất giống nấm ăn được nên người dân dễ bị nhầm

Trên thế giới có hơn 100 loại nấm độc có hình dáng bề ngoài rất khó phân biệt với nấm lành. Đáng lưu ý, rất nhiều người lầm tưởng nấm độc phải là nấm có màu sắc sặc sỡ nên thấy nấm trắng đã hái về ăn.

Với các loại nấm độc, tác động trên cơ thể người từ 12-24 giờ sau ăn. Với động vật còn chậm nữa, thường sau 4-5 ngày nên người dân không thể dựa vào quan niệm cho rằng động vật ăn được thì người ăn được.

Khi vào cơ thể, độc tố của nấm độc thường viêm gan, nhiễm độc, phá huỷ tế bào gan, dẫn đến hôn mê gan.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, nếu không may ăn phải nấm độc, khi còn tỉnh táo, cố gắng móc họng gây nôn rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Thúy Hạnh

10 loại rau củ nấu không kỹ sẽ chứa độc tính hơn cả thạch tín

10 loại rau củ nấu không kỹ sẽ chứa độc tính hơn cả thạch tín

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều người ăn rau sai cách, ví dụ như ăn rau sống, ăn rau chưa nấu chín,… Nếu chúng ta chế biến rau củ sai cách sẽ không khác gì ăn chất độc.