Với sự cạnh tranh gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc khi cố gắng trở thành siêu cường chính trong thế giới hiện đại, ASEAN phải nỗ lực để chủ động hơn trong việc thực thi vai trò của mình với cái nhìn rộng hơn.

Lần thứ ba trong lịch sử của ASEAN, Bali được chọn là nơi để các thành viên trong khối thúc đẩy hợp tác của chính họ và với các đối tác chủ chốt. Thời gian tới, ASEAN sẽ nỗ lực khôi phục lại những gì đã đạt được nhằm tiến tới Cộng đồng ASEAN vào 2015.

Không chỉ là một trong những tổ chức khu vực hàng đầu thế giới, ASEAN còn là một trong những khu vực ổn định và hòa bình hơn nhiều những nơi khác. Ra đời trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trong 44 năm qua, ASEAN đã được thành tựu đáng kể đó là ngăn chặn thành công xung đột giữa các thành viên và giải quyết các bất đồng, xung đột một cách hòa bình.


Tuy vậy, vẫn có không ít trục trặc suốt cả chặng đường duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Quả thực, Đông Nam Á không thể tránh khỏi việc dễ bị tổn thương với xung đột giữa các nước, nhưng ASEAN đã luôn nỗ lực tìm ra giải pháp cùng có lợi cho tất cả các bên liên quan.


Ảnh: nicemicee
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Juwono Sudarsono từng nhấn mạnh rằng, thế giới đã chuyển dịch từ Tây sang Đông. Đánh giá của ông đã nhấn mạnh thực tế rằng, ngày nay, sự chú ý quốc tế tập trung chủ yếu về phần phía Đông của thế giới.

Như Trung Quốc với sự phát triển to lớn về kinh tế; Ấn Độ với sự phát triển nhanh chóng về công nghiệp, các quốc gia công nghiệp mới (NIC) như Nhật Bản và Hàn Quốc duy trì phát triển ổn định và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là ASEAN, cho tiến trình thay đổi và trở nên thống nhất trong các khía cạnh quan trọng.


Có thể lập luận rằng, vị thế mạnh của ASEAN ngày nay được thúc đẩy bởi mối quan hệ gần gũi giữa tổ chức này với
các đối tác chủ chốt. Có được ASEAN+3, ASEAN+6, Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và Cộng đồng Đông Á.

ASEAN đã đảm nhận một vị trí dẫn dắt trong cấu trúc chính trị - an ninh khu vực.
Với sự cạnh tranh gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc khi cố gắng trở thành siêu cường chính trong thế giới hiện đại, ASEAN phải nỗ lực để chủ động hơn trong việc thực thi vai trò của mình với cái nhìn rộng hơn.

Cùng lúc đó, trong sự thiếu vắng thỏa thuận khu vực một cách chính thức ở Đông Á giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc, ASEAN có thể coi đó là cơ hội tốt để trở thành trung tâm thu hút của mọi hình thái thỏa thuận trong khu vực.


Một số người nói rằng, ASEAN luôn luôn là phương tiện chính để giúp các thành viên và láng giềng khu vực lại gần nhau để tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn.


Với động thái tích cực từ ba đối tác chính của ASEAN gồm Mỹ, Nga và Trung Quốc khi tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tuần này, ASEAN cần ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của mình và rằng, họ là người chơi chủ yếu trong thế giới ngày nay. Nếu cần thiết, ASEAN thậm chí có thể chơi mạnh mẽ hơn với các cường quốc lớn như Trung Quốc, Mỹ và Nga.


Việc Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự hội nghị thượng đỉnh tuần này chứng tỏ rằng, Mỹ sẽ không để Trung Quốc “độc chiếm” vị trí ưu thế ở châu Á. Nga cũng chia sẻ quan điểm này. Thế giới biết được rằng, có mối quan hệ gần gụi hơn giữa Trung Quốc và những nước thành viên ASEAN thông qua Thỏa thuận tự do thương mại ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), thì Bắc Kinh đã có đủ lòng tin để đối mặt với cường quốc đương nhiệm trong việc giành được sự ủng hộ của châu Á.


Quả thực, điều này càng làm gia tăng mối hoài nghi của Mỹ về dụng ý của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Tình thế dẫn tới việc Mỹ và Nga đều mong muốn tham gia nhiều hơn và các công việc của ASEAN; nếu không, Trung Quốc sẽ dẫn đầu. Đó là lý do vì sao, hai nước này phải “ve vãn” ASEAN để ít nhất là làm chậm lại bước đi của Trung Quốc trong gia tăng ảnh hưởng với khu vực.


Điều kiện thuận lợi ấy là rất quan trọng để ASEAN lạc quan hơn trong việc đạt được một vị trí đáng kể ở vũ đài chính trị và an ninh toàn cầu. Đó không chỉ là bởi ASEAN là một tổ chức khu vực quan trọng tại Đông Á mà còn vì ASEAN giờ đây có hấp lực lớn với các cường quốc.


Một lần nữa, ở giữa sự cạnh tranh giữa các siêu cường, ASEAN có được cơ hội và cần nắm bắt mọi cơ hội để trở thành người chơi toàn cầu. ASEAN cũng cần phải cải thiện quan hệ giữa các nước thành viên để thiết lập các điều kiện hoà bình hơn, loại bỏ tất cả những nghi ngờ hay mất lòng tin còn tiềm ẩn. ASEAN nên tìm kiếm những cách thức để có được lợi ích chung giữa các thành viên nhằm tăng cường những gì mà khối này đã làm suốt 44 năm qua.


Tinh thần cộng đồng ASEAN và một cảm giác thống nhất, hợp tác phải được hồi sinh để có được một cộng đồng thực sự toàn diện. Theo đó, ASEAN cần tập trung hơn trong việc tạo ra một thực thể thống nhất cấp độ khu vực và cuối cùng là ở mức toàn cầu.


Ở bài phát biểu khai mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN, chủ tịch khối này - Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono - đã nhấn mạnh rằng, ASEAN phải trở thành một nền tảng chung để giải quyết không chỉ các vấn đề khu vực mà còn cả các vấn đề toàn cầu.


Thái An (theo jakartapost)