ASEANPOL (Tổ chức cảnh sát các nước ASEAN) vừa tóm gọn gần 600 tên tội phạm lừa đảo qua mạng thuộc hơn 20 băng nhóm người Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan. Một cú cất vó ngoạn mục đánh dấu bước ngoặt lớn trong phối hợp chống tội phạm trong khu vực.
Các cuộc vây bắt được mô tả là “chưa có tiền lệ” đã đồng loạt diễn ra ở Đài Loan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Chiến dịch này, được chuẩn bị gần hai tháng trước, đã huy động một lực lượng cảnh sát xuyên biên giới lớn nhất từ trước đến nay và đánh úp vào sào huyệt của bọn tội phạm bất ngờ đến độ chúng không kịp trở tay.
Báo chí Đài Loan ngày 15-6 cho biết 200/410 tên tội phạm là công dân Đài Loan và một số trong 181 tên là người Trung Quốc đã được dẫn độ về lãnh thổ và nước của chúng để xét xử. Song dư luận tại Đài Loan đang lo ngại khung xử phạt của Đài Loan quá nhẹ đối với bọn tội phạm. Báo chí Đài Loan lo ngại việc xét xử sẽ không khỏi rơi vào tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” khi hình phạt dành cho những kẻ cầm đầu chỉ ở mức từ 1-2 năm tù giam, trong khi những kẻ đồng phạm chỉ phải ở tù không tới 6 tháng, chưa kể sẽ được giảm án trước thời hạn. Với mức phạt này, nạn lừa đảo qua mạng rồi sẽ lại sản sinh ra một thế hệ tội phạm mới và chúng lại biến hòn đảo này thành nơi “sản xuất kẻ lừa đảo”.
Các chuyên gia an ninh khu vực cho rằng mối hiểm họa tội phạm xuyên quốc gia vẫn còn tiềm ẩn, bởi các băng nhóm này không còn hoạt động trong khu vực Trung Quốc và Đài Loan mà đã bắt đầu vươn vòi bạch tuộc ra các nước láng giềng. Vấn đề cấp bách hiện nay, theo ông Syed Ismail Syed Azizan - giám đốc Cục Chống tội phạm thương mại liên bang Malaysia, các nước ASEAN phải triệt để cắt bỏ các vòi bạch tuộc này, tiệt trừ hậu họa cho người dân.
“Chúng tôi đã cảnh giác. Khi bạn diệt được một băng nhóm thì ngay lập tức băng nhóm khác sẽ bị động. Chúng ta cần tiếp tục phối hợp, đây là con đường duy nhất để chặn đứng sự bành trướng của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia tương tự” - giám đốc Azizan nhấn mạnh.
Theo ông Panya Maman - phó chỉ huy Cục Điều tra tội phạm thuộc cảnh sát hoàng gia Thái Lan, các đường dây lừa đảo gốc Trung Quốc và Đài Loan thâm nhập các nước Đông Nam Á do chúng bị truy lùng gắt gao ở Trung Quốc nên buộc phải chuyển hướng sang các thị trường mới.
Bọn tội phạm đã sử dụng nhiều hình thức lừa đảo tinh vi khác nhau để chiếm đoạt tiền của nạn nhân, song cách thức phổ biến nhất của chúng là thuê nhiều căn hộ, sử dụng Internet băng thông rộng hay điện thoại hiện đại liên hệ với các nạn nhân trong khu vực mà chúng thuê nhà, tần suất liên hệ của bọn chúng có thể từ hàng trăm đến hàng ngàn người trong một ngày. Sau khi bắt được tín hiệu của nạn nhân, chúng tìm cách ăn cắp thông tin cá nhân trên thẻ tín dụng.
Ở Malaysia, các băng nhóm lừa đảo Trung Quốc và Đài Loan gửi thư điện tử hay gọi điện cho nạn nhân báo rằng họ hoặc người thân vi phạm luật giao thông và phải nộp tiền phạt, nếu không sẽ bị kiện ra tòa. Sau đó chúng gửi cho nạn nhân đường dẫn hoặc số tài khoản ngân hàng để họ nộp phạt qua Internet cho tiện. Song đó chính là những trang web giả, là cái bẫy mà chúng giăng ra để ăn cắp thông tin cá nhân trên thẻ tín dụng và ngang nhiên cuỗm tiền của người bị hại.
Tại Thái Lan, các nạn nhân nhận được thông tin họ đã trúng số hoặc tài khoản ngân hàng của họ bị tạm ngưng phải khai lại thông tin hay số tài khoản mới, từ đó bọn lừa đảo rút sạch tiền trong tài khoản của các nạn nhân. Có 43 thẻ ATM và hơn 20 điện thoại di động cùng nhiều tài khoản ngân hàng liên quan đến đường dây lừa đảo này đã bị cảnh sát hoàng gia Thái Lan phát hiện và tịch thu.
Ông Timur Pradopo, giám đốc Cơ quan cảnh sát quốc gia Indonesia, cho rằng “phải cải thiện các phương pháp điều tra và cần trang bị những kỹ năng điều tra đặc biệt để ứng phó với những kỹ thuật hiện đại mà bọn tội phạm đang áp dụng”.
Mỹ Loan (Theo TTO)
Cảnh sát Trung Quốc tiếp nhận một nhóm tội phạm được dẫn độ từ Indonesia tại sân bay Bắc Kinh. |
Các cuộc vây bắt được mô tả là “chưa có tiền lệ” đã đồng loạt diễn ra ở Đài Loan, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Chiến dịch này, được chuẩn bị gần hai tháng trước, đã huy động một lực lượng cảnh sát xuyên biên giới lớn nhất từ trước đến nay và đánh úp vào sào huyệt của bọn tội phạm bất ngờ đến độ chúng không kịp trở tay.
Báo chí Đài Loan ngày 15-6 cho biết 200/410 tên tội phạm là công dân Đài Loan và một số trong 181 tên là người Trung Quốc đã được dẫn độ về lãnh thổ và nước của chúng để xét xử. Song dư luận tại Đài Loan đang lo ngại khung xử phạt của Đài Loan quá nhẹ đối với bọn tội phạm. Báo chí Đài Loan lo ngại việc xét xử sẽ không khỏi rơi vào tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” khi hình phạt dành cho những kẻ cầm đầu chỉ ở mức từ 1-2 năm tù giam, trong khi những kẻ đồng phạm chỉ phải ở tù không tới 6 tháng, chưa kể sẽ được giảm án trước thời hạn. Với mức phạt này, nạn lừa đảo qua mạng rồi sẽ lại sản sinh ra một thế hệ tội phạm mới và chúng lại biến hòn đảo này thành nơi “sản xuất kẻ lừa đảo”.
Các chuyên gia an ninh khu vực cho rằng mối hiểm họa tội phạm xuyên quốc gia vẫn còn tiềm ẩn, bởi các băng nhóm này không còn hoạt động trong khu vực Trung Quốc và Đài Loan mà đã bắt đầu vươn vòi bạch tuộc ra các nước láng giềng. Vấn đề cấp bách hiện nay, theo ông Syed Ismail Syed Azizan - giám đốc Cục Chống tội phạm thương mại liên bang Malaysia, các nước ASEAN phải triệt để cắt bỏ các vòi bạch tuộc này, tiệt trừ hậu họa cho người dân.
“Chúng tôi đã cảnh giác. Khi bạn diệt được một băng nhóm thì ngay lập tức băng nhóm khác sẽ bị động. Chúng ta cần tiếp tục phối hợp, đây là con đường duy nhất để chặn đứng sự bành trướng của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia tương tự” - giám đốc Azizan nhấn mạnh.
Theo ông Panya Maman - phó chỉ huy Cục Điều tra tội phạm thuộc cảnh sát hoàng gia Thái Lan, các đường dây lừa đảo gốc Trung Quốc và Đài Loan thâm nhập các nước Đông Nam Á do chúng bị truy lùng gắt gao ở Trung Quốc nên buộc phải chuyển hướng sang các thị trường mới.
Bọn tội phạm đã sử dụng nhiều hình thức lừa đảo tinh vi khác nhau để chiếm đoạt tiền của nạn nhân, song cách thức phổ biến nhất của chúng là thuê nhiều căn hộ, sử dụng Internet băng thông rộng hay điện thoại hiện đại liên hệ với các nạn nhân trong khu vực mà chúng thuê nhà, tần suất liên hệ của bọn chúng có thể từ hàng trăm đến hàng ngàn người trong một ngày. Sau khi bắt được tín hiệu của nạn nhân, chúng tìm cách ăn cắp thông tin cá nhân trên thẻ tín dụng.
Ở Malaysia, các băng nhóm lừa đảo Trung Quốc và Đài Loan gửi thư điện tử hay gọi điện cho nạn nhân báo rằng họ hoặc người thân vi phạm luật giao thông và phải nộp tiền phạt, nếu không sẽ bị kiện ra tòa. Sau đó chúng gửi cho nạn nhân đường dẫn hoặc số tài khoản ngân hàng để họ nộp phạt qua Internet cho tiện. Song đó chính là những trang web giả, là cái bẫy mà chúng giăng ra để ăn cắp thông tin cá nhân trên thẻ tín dụng và ngang nhiên cuỗm tiền của người bị hại.
Tại Thái Lan, các nạn nhân nhận được thông tin họ đã trúng số hoặc tài khoản ngân hàng của họ bị tạm ngưng phải khai lại thông tin hay số tài khoản mới, từ đó bọn lừa đảo rút sạch tiền trong tài khoản của các nạn nhân. Có 43 thẻ ATM và hơn 20 điện thoại di động cùng nhiều tài khoản ngân hàng liên quan đến đường dây lừa đảo này đã bị cảnh sát hoàng gia Thái Lan phát hiện và tịch thu.
Ông Timur Pradopo, giám đốc Cơ quan cảnh sát quốc gia Indonesia, cho rằng “phải cải thiện các phương pháp điều tra và cần trang bị những kỹ năng điều tra đặc biệt để ứng phó với những kỹ thuật hiện đại mà bọn tội phạm đang áp dụng”.
Mỹ Loan (Theo TTO)