Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công Thương xem xét, quyết định ban hành văn bản “Sản xuất tại Việt Nam” ở cấp Thông tư theo thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ được giao, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình.

Năm 2009, vụ Asanzo từng gây xôn xao dư luận vì quy định thế nào là hàng "sản xuất tại Việt Nam"

Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và xử lý văn bản trái pháp luật (nếu có) theo đúng quy định.

Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tư pháp; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Năm 2018, qua rà soát, Bộ Công Thương nhận thấy chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định các tiêu chí và điều kiện cụ thể để doanh nghiệp xác định và thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa là "Sản phẩm của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam" cho hàng hóa lưu thông tại thị trường trong nước.

Vì vậy, Bộ Công Thương đã có tờ trình kiến nghị Thủ tướng để bộ này chủ trì xây dựng dự thảo nghị định "Sản xuất tại Việt Nam". 

Bộ Công Thương cho rằng việc ban hành văn bản "Sản xuất tại Việt Nam" ở cấp thông tư sẽ phát sinh nhiều bất cập, nên có văn bản đề nghị xây dựng văn bản "Sản xuất tại Việt Nam" ở cấp nghị định, nhận sự thống nhất của Bộ Khoa học và công nghệ. 

Sau vụ lùm xùm Asanzo năm 2019 với tranh cãi thế nào là "hàng hóa sản xuất tại Việt Nam", Bộ Công Thương đã tích cực xây dựng nội dung Nghị định này. Tuy nhiên, đến nay dự thảo vẫn chưa thể ban hành ở cấp Thông tư hay Nghị định.

Lương Bằng

Bộ Công an kết luận: Chưa có căn cứ xác định Asanzo lừa dối khách hàng

Bộ Công an vừa gửi Tổng cục Hải quan thông báo kết quả điều tra về vụ việc liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Asanzo.