Với những người lính nói tiếng Nga "vũ trang tận răng" tuần tra trên đường
phố, Quốc hội Crưm hôm 6/3 đã bỏ phiếu nhất trí gia nhập Nga và quyết định tổ
chức một cuộc trưng cầu dân ý.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Các sự kiện kể trên ở Ukraina diễn ra bất chấp những cảnh báo và đe dọa từ Mỹ và các đồng minh phương Tây.
Theo cây viết Frida Ghitis trên CNN, đụng độ giữa Nga và các bên ủng hộ Kiev đã phá vỡ một sự "cài đặt lại" được ca ngợi lâu nay, chấm dứt những hy vọng rằng Moscow và phương Tây sẽ cải thiện quan hệ và hợp tác cùng nhau hướng tới các mục tiêu chung.
Không ai có thể dự đoán chắc chắn khủng hoảng ở Ukraina sẽ kết thúc như thế nào. Nhưng thế giới giờ đây có thể rút ra một số bài học quan trọng.
Không còn ai sợ Mỹ?
Khủng hoảng ở Ukraina bắt nguồn từ việc Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych từ chối một thỏa thuận đối tác được mong đợi từ lâu với Liên minh châu Âu để giành lấy các mối quan hệ thân thiết hơn với Moscow. Điều này khiến phe thân phương Tây tức giận, bởi họ không chỉ muốn hợp tác nhiều hơn nữa với châu Âu mà còn chứng kiến những gì các tiêu chuẩn Mỹ mang lại cho một xã hội.
Nhưng Mỹ đã mất nhiều năng lực răn đe các kẻ thù của nước này. Chúng ta đã
chứng kiến điều đó khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố vài năm trước rằng lãnh
đạo Syria Bashar al-Assad phải từ chức. Chúng ta cũng chứng kiến điều đó khi
Ngoại trưởng lúc đó, bà Hillary Clinton, bị ném cà chua ở Ai Cập.
Và giờ đây là
ở Ukraina, dù Obama muốn Putin tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina nhưng
ông chủ điện Kremlin vẫn quyết kiểm soát bán đảo Crưm.
"Đừng đối xử tệ với Putin"
Thậm chí nếu Moscow từ bỏ mọi sự kiểm soát đối với Crưm ngay lúc này thì Tổng
thống Vladimir Putin cũng đã đạt được một mục tiêu chính.
Ông chủ điện Kremlin đã phát đi một thông điệp rõ ràng với một số nước rằng họ không thể coi thường Nga. Nhà lãnh đạo Nga cũng rất nghiêm túc trong việc bảo vệ tầm ảnh hưởng của Moscow.
Đừng mong được toàn bộ các nhà hoạt động hòa bình quốc tế ủng hộ: Đối
với các nhà hoạt động tự do ở Ukraina, phản ứng từ phong trào hòa bình quốc tế
hẳn phải là một liều thuốc khó nuốt. Bởi lẽ, trái với một số ý kiến phản đối
Moscow thì không ít người cho rằng chính Mỹ đã gây ra khủng hoảng.
Thanh Hảo