- Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, điều mà Bộ GD-ĐT lo lắng nhất chính là số lượng thí sinh dịch chuyển giữa các vùng miền.

"Tuy nhiên, số liệu cho thấy rằng chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về chuyện đó vì năm nay sự dịch chuyển này khá thuận chiều. Các thí sinh sẽ dịch chuyển từ những vùng miền khó khăn, năng lực đào tạo thấp hơn tới các khu vực thành phố lớn, thuận lợi với năng lực đào tạo lớn hơn" - ông Ga nói.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, các khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ đều có số lượng thí sinh trên mức điểm sàn vượt hơn so với năng lực đào tạo của các trường trong khu vực.

{keywords}

INFOGRAPHIC: Nguồn tuyển sinh và năng lực đào tạo của các vùng (bấm vào hình để xem chi đầy đủ). Đồ họa: Lê Văn

Trong khi đó, ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng, bao gồm cả Hà Nội thì  chỉ có 108.032 thí sinh trên mức điểm sàn trong khi năng lực đào tạo của khu vực này là 127.597. Như thế, thí sinh ở các khu vực khác có thể dịch chuyển xuống khu vực Đồng bằng Sông Hồng.

Tương tự như vậy, khu vực Nam Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu long đều có số lượng thí sinh trên điểm sàn cao hơn nhiều so với năng lực đào tạo.

Các thí sinh dôi dư này hoàn toàn có thể dịch chuyển xuống khu vực Đông Nam Bộ - TP Hồ Chí Minh để học tập do khu vực này chỉ có 59.000 thí sinh trên mức sàn trong khi năng lực đào tạo lên tới 89.000.

"Như vậy, các vùng hiện nay rất thoải mái tuyển sinh. Nếu thí sinh chịu khó ở lại địa phương học thì nguồn tuyển rất dồi dào. Nếu không thí sinh vẫn có thể đi tới các vùng khác, nhất là các trung tâm lớn vì số lượng thí sinh ở các khu vực này vẫn thấp hơn năng lực đào tạo của các trường trong vùng" - Thứ trưởng chốt lại.

  • Lê Văn