Theo đó, Ban chỉ đạo đưa ra quy định đánh giá và dự báo nguy cơ theo 4 mức: “Nguy cơ rất cao”, “Nguy cơ cao”, “Nguy cơ”, “Bình thường mới” cho từng địa bàn, từ cấp xã đến cấp tỉnh và toàn quốc. Quy định nêu rõ các yếu tố dịch tễ cơ bản để xác định mức độ nguy cơ ban đầu.

4 mức độ nguy cơ của dịch Covid-19

Mức “Nguy cơ rất cao” được xác định khi có một trong số các yếu tố dịch tễ theo từng cấp.

Đối với cấp xã: Có chùm F0 chưa rõ; hoặc có F0 xác định được nguồn lây nhiễm từ KCN, trường học, siêu thị lớn và các khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết.

Cấp huyện: Có 30% số xã trở lên có nguy cơ rất cao, nằm rải rác trên địa bàn huyện hoặc có 50% số xã trở lên có nguy cơ cao; hoặc có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lan nhanh trên 50% số xã.

{keywords}

TP.HCM tiếp tục phong tỏa con hẻm ở quận Bình Thạnh vào ngày 31/5. Ảnh: Thanh Tùng

Cấp tỉnh: Có trên 30% số huyện có nguy cơ rất cao và nằm rải rác trên địa bàn hoặc có 50%số huyện trở lên có nguy cơ cao; hoặc ổ dịch lớn khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 50% số huyện và lây sang tỉnh khác.

Mức “Nguy cơ cao” là những xã, huyện, tỉnh chưa thuộc mức “Nguy cơ rất cao" nhưng được đánh giá là có mức “Nguy cơ cao” khi có một trong số các yếu tố dịch tễ của từng cấp như sau:

Cấp xã: có F0 chưa rõ nguồn lây; hoặc có F0 xác định được nguồn lây trong nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện... có nguy cơ lây nhiễm cao; hoặc liền kề với xã hoặc địa bàn có điều kiện qua lại thuận tiện được đánh giá nguy cơ rất cao.

Cấp huyện: Có 30% sổ xã trớ lên có nguy cơ cao, nằm rải rác trên địa bàn huyện hoặc có 50% số xã trớ lên ờ mức độ nguy cơ hoặc có I xã có nguy cơ rất cao; hoặc có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 20% số xã; hoặc có khu công nghiệp, cơ sở sản xuất quan trọng (theo chỉ đạo của cấp tính) cần phải bảo vệ tuyệt đối an toàn, tiếp giáp với khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết.

Cấp tỉnh: Có 50% số huyện trở lên ở mức độ nguy cơ hoặc có 2 huyện trở lên ở mức độ nguy cơ cao hoặc có 1 huyện có nguy cơ rất cao; hoặc diễn biến dịch có tinh huống bất thường chưa lường trước được trong khi năng lực truy vet, xét nghiệm, cách ly, điều trị chưa đám báo và chưa đáp ứng được ngay, cần tạm thời đặt trong trạng thái nguy cơ cao hơn.

Mức “Nguy cơ" là những xã, huyện, tỉnh chưa thuộc mức “Nguy cơ cao” nhưng được đánh giá là mức “Nguy cơ” khi có một trong số các yếu tố dịch tễ sau:

Cấp xã có F0 xác định được nguồn lây trong cộng đồng; hoặc có Fl, người đi về từ vùng dịch trong nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện... có nguy cơ lây nhiễm cao; hoặc liền kề với xã hoặc địa bàn nguy cơ cao và có điều kiện qua lại thuận tiện; hoặc có nguy cơ xâm nhập cao từ nhập cảnh trái phép và cách ly nhiều.

Cấp huyện: Trong vòng 14 ngày, số F0 xác định được nguồn lây vượt tỷ lệ 1/100.000 người; hoặc có xã ở mức độ nguy cơ rất cao hoặc 20% xã có nguy cơ cao hoặc 30% xã có nguy cơ.

Cấp tỉnh; Trong vòng 14 ngày, số F0 xác định được nguồn lây vượt tỷ lệ 1/100.000 người; hoặc có từ 20% số xã ở mức độ có nguy cơ hoặc 50% số huyện có nguy cơ hoặc 30% số huyện có nguy cơ cao hoặc có từ 2 huyện có nguy cơ rất cao.

Mức độ “bình thường mới” là những xã, huyện, tỉnh không thuộc các mức trên.

Các giải pháp bắt buộc

Quy định cũng nêu rõ các giải pháp bắt buộc tương ứng với các mức độ nguy cơ.

Cụ thể mức “Bình thường mới”: Đối với cá nhân phải thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, không tập trung, Khai báo y tế).

Đối với tổ chức, đơn vị: Thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn của Bộ Y tế, tự đánh giá và cập nhật trên hệ thống antoancovid.vn.

Đối với chính quyền: Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm và không cho phép hoạt động của các tổ chức không đảm bảo an toàn.

Đối với mức “Nguy cơ”: Ngoài các giải pháp như đối với mức “Bình thường mới” thì phải thực hiện truy vết, khoanh vùng, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời, tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dễ bị lây nhiễm như: vũ trường, karaoke, quán bar, mát xa,..

Thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với những người có nguy cơ (ngoài các đối tượng đã được quy định trước đây).

Cùng với đó, hạn chế các hoạt động tập trung đông người. Đối với các sự kiện bắt buộc phải tổ chức thi cơ quan tổ chức phải đảm bảo đầy đủ các quy định của cơ quan y tế trên địa bàn. Lễ hiếu, hỉ, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phải được các cơ quan y tế giám sát chặt chẽ và phải hạn chế tổ chức ăn uống.

Đối với mức “Nguy cơ cao”: Ngoài các biện pháp như tại mức “Nguy cơ” thì phải thực hiện thêm một số biện pháp cao hơn.

Đó là dừng các hoạt động tập trung từ 30 người trở lên, trường hợp cần thiết phải tổ chức thì phải được cấp tỉnh hoặc trung ương cho phép và cấp, cơ quan, cá nhân tổ chức phải chịu trách nhiệm đảm bảo tuyệt đối an toàn. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2m tại nơi công cộng.

Giảm mật độ giao thông, số lượng người trên các phương tiện giao thông công cộng; Giảm số người làm việc tại cơ quan, công sở; tăng cường làm việc trực tuyến.

Điều chỉnh lịch học; trường hợp cần phải điều chỉnh vượt quá khung kế hoạch thời gian năm học thì phải thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện khai báo y tế bắt buộc với toàn bộ người dân trên địa bàn.

Đối với mức “Nguy cơ rất cao”: Ngoài các giải pháp như đối với mức “Nguy cơ cao” thì phải thực hiện các giải pháp cao hơn.

Cụ thể là đánh giá nguy cơ và áp dụng các biện pháp cách ly y tế (phong tỏa) vùng có dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế đối với những vùng dịch diễn biến phức tạp, các yếu tố dịch tễ khó kiểm soát và dịch có nguy cơ lây lan rộng.

Áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung (khu vực phong tỏa) ngay tại khu vực, địa điểm có đông người lao động là người có tiếp xúc gần phải cách ly tập trung (F1) lưu trú (ký túc xá, nhà trọ tập trung đông công nhân); đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định như đối với khu cách ly y tế tập trung. Xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định.

{keywords}

Cán bộ, nhân viên Y tế xuyên đêm xét nghiệm Covid-19 cho người dân quận Gò Vấp liên quan đến ổ lây nhiễm tại Hội thành truyền giáo Phục Hưng, TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Áp dụng các hoạt động giãn cách xã hội trong vòng 14 ngày trên phạm vi toàn địa bàn. Cụ thể dừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trừ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu. Tổ chức lại sản xuất tại các khu công nghiệp đảm bảo công tác phòng chống dịch, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa đặc biệt đối với các nhà máy, xí nghiệp lớn mang tính toàn cầu.

Dừng các hoạt động lễ hội, văn hoá, thể thao, giải trí, tôn giáo tín ngưỡng. Đám tang không quá 30 người, đám cưới không quá 20 người và phải được cơ quan y tế tại nơi tổ chức giám sát nghiêm ngặt.

Không tập trung từ 3 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Xe công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly được hoạt động nhưng chỉ được đưa đón tại nơi chính quyền cho phép.

Không ngăn sông cấm chợ. Các phương tiện chuyên chở nông sản, nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa được hoạt động nhưng phải tuân thủ các yêu cầu về phòng, chống dịch. Các phương tiện chở người từ các tỉnh khác được phép đi qua nhưng không được dừng đón, trả khách trên địa bàn...

Xem toàn văn quy định về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, TẠI ĐÂY

 

Thu Hằng

Phong tỏa chợ Phú Nhuận và 3 con hẻm vì liên quan ca nghi nhiễm Covid-19

Phong tỏa chợ Phú Nhuận và 3 con hẻm vì liên quan ca nghi nhiễm Covid-19

Chợ Phú Nhuận dừng hoạt động, lực lượng chức năng kéo dây phong tỏa khu vực và 3 con hẻm liền kề để tiến hành các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.