15h:

Tại vùng biển Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), trời có mưa, gió cấp 4 - 5, sóng biển nhẹ.

Ông Lê Xuân Vượng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh) đang cùng đoàn công tác đi kiểm tra, cho hay: "Mức gió hiện tại rất bình thường với người dân vùng biển. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không chủ quan, mà đã chủ động thông báo tàu thuyền tránh trú và người dân ở yên trong nhà để được an toàn".

W-458762943_486138431053149_3511149826341798045_n.jpg
W-458123497_3010161079124115_1712897848145521159_n.jpg

14h:

Hồi 14h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 4 ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình – Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất: Cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 10.

Dự báo trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15-20km/h.

Hình ảnh mưa bão ở Quảng Trị:

Trưa cùng ngày, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cùng các đơn vị liên quan đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 tại khu neo đậu tránh trú bão Bắc Cửa Việt, khu vực biển Gio Hải và một số công trình đang thi công xây dựng trên địa bàn huyện Gio Linh.

Phó Chủ Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các địa phương cùng các ngành chức năng tiếp tục kiểm đếm, quản lý các tàu, thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển, ven biển, chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn, có kế hoạch bảo vệ an toàn tài sản cho người dân, tuyệt đối không để người ở lại trên tàu khi có bão đổ bộ. Các lực lượng này phải túc trực 24/24h để sẵn sàng nhận lệnh khi có các sự cố xảy ra.

W-đồng bão.jpeg
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4. Ảnh: Hương Lài

Khi có mưa lớn, chính quyền địa phương sơ tán người dân ở vùng thấp, vùng trũng ra khỏi khu vực nguy hiểm đến các nơi kiên cố, an toàn; vận hành, triển khai biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập và vùng hạ du, hạn chế thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và công trình cơ sở hạ tầng; cắt tỉa cành cây; kịp thời thu hoạch, bảo vệ mùa vụ sản xuất, tạm dừng các công trình đang thi công trong khu vực ảnh hưởng của mưa bão.

Chứng kiến một số tàu, thuyền dù đã được neo đậu nhưng vẫn còn người trên tàu, thuyền, ông Hà Sỹ Đồng đã yêu cầu đơn vị liên quan có biện pháp di dời dứt khoát, không chấp hành thì cưỡng chế, bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng và tài sản cho nhân dân. 

W-bão 4.3.jpg
Người dân chằng chống nhà cửa, tài sản chống bão.
W-bão 4.jpeg
Lúc 14h, bão số 4 đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. 
W-bão 4.2.jpg
Tàu thuyền neo đậu tránh trú bão

Quảng Bình di dời gần 1.000 người

Mưa lớn có khả năng gây ra lũ quét, sạt lở đất ở khu vực biên giới Quảng Bình, gây ngập úng tại các vùng trũng, ven sông. Các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng thực hiện các phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro.

Đến trưa nay, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức sơ tán 238 hộ với 918 người.

“Chúng tôi đã hoàn hành công tác sơ tán 36 hộ với 160 nhân khẩu của bản Mít Cát, đây là những hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở. Đồng thời cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống đảm bảo đủ cho bà con trong vài ngày tới”, ông Hoàng Văn Lình, Chủ tịch UBND xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy) cho biết.

W-anh 1.jpg
160 nhân khẩu của bản Mít Cát, xã Kim Thuỷ đã được di dời đến nơi an toàn. Ảnh: CTV
W-anh 2.jpg
Bà con được cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống đảm bảo đủ cho bà con trong vài ngày tới. Ảnh: CTV

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cũng đã huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng giúp nhân dân các địa bàn trọng yếu phòng, chống và ứng phó với bão.

Hiện tại, 100% tàu cá và ngư dân đã vào bờ neo đậu an toàn. Các đồn biên phòng tuyến biển như: Roòn, Cảng Gianh, Lý Hòa, Nhật Lệ, Ngư Thủy… theo dõi chặt chẽ hải trình, nhật ký các tàu cá để kịp thời liên lạc, hỗ trợ ngư dân.

W-anh 5.jpg
100% tàu cá và ngư dân đã vào bờ neo đậu an toàn. Ảnh: CTV

Trước đó, ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 tại huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. 

Ông Trần Thắng đã yêu cầu huyện Lệ Thủy cần thực hiện nghiêm túc các công điện của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai và phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. Phải tính đến các phương án có thể xảy ra để chủ động ứng phó. 

Bên cạnh đó, tạo điều kiện, chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho các hộ dân thuộc diện phải di dời, không để người dân thiếu thốn, đặc biệt là người già, trẻ em. 

W-anh 6.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng tặng lương khô cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Kim Thuỷ được sơ tán để phòng tránh bão số 4. Ảnh: Anh Tuấn

Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đi kiểm tra công tác ứng phó bão số 4 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa.

Ông Lâm đã đến kiểm tra xã Đức Hóa (huyện Tuyên Hóa), địa phương có nhiều nguy cơ sạt lở, yêu cầu chính quyền địa phương tích cực triển khai phương án "4 tại chỗ", thường xuyên kiểm tra các điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở đất và chủ động phương án ứng phó kịp thời các tình huống có thể xảy ra. Đặc biệt, cần khẩn trương di dời 45 hộ dân với 139 nhân khẩu ở thôn Đồng Lâm, xã Đức Hóa.

Tại huyện Minh Hóa, chính quyền xã Hồng Hóa đã vận động hơn 100 hộ dân tại các thôn Rục, Vè, Tiến Hóa di dời đến nơi an toàn và đang tiếp tục vận động, di dời nhiều hộ dân khác.

Các sân bay ứng phó với bão

Các cảng hàng không khu vực miền Trung như sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Đồng Hới, Cảng hàng không Chu Lai đã triển khai các biện pháp phòng chống nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động khai thác cũng như bảo vệ cơ sở vật chất của cảng.

Các thiết bị cứu hộ, cứu nạn và đội ngũ nhân viên ứng phó bão lụt cũng được huy động và trực 24/24h, bám sát diễn biến của bão để đối phó với mọi tình huống khẩn cấp. Các cảng hàng không cũng đã chuẩn bị các phương án sơ tán và hỗ trợ hành khách trong trường hợp thời tiết xấu kéo dài.

458351803_548792827691023_5596336293103758565_n.jpg