{keywords}
Ảnh: Freepik

Mạng Internet, trong đó có mạng xã hội, là một phần không thể tách biệt với cuộc sống ngày nay. Kéo theo đó là nguy cơ tiềm ẩn, khó lường cũng gia tăng. Trong bối cảnh Covid-19, trẻ thường xuyên phải học tập qua mạng nên có nhiều thời gian tiếp cận với Internet và mạng xã hội hơn. Bên cạnh những mặt tích cực như là kho tàng thông tin vô hạn, nhiều tiện ích hay, đáp ứng sở thích khám phá của trẻ, Internet cũng chứa đựng nguy cơ khôn lường nếu trẻ không có sự giám sát của người lớn.

Không phải lúc nào phụ huynh cũng có thời gian giám sát con khi dùng Internet từng giây từng phút. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ cảm thấy e ngại khi phải chia sẻ với bố mẹ vì bị giám sát chặt chẽ. Vì vậy, việc trang bị cho trẻ kiến thức sử dụng mạng hiệu quả, an toàn là yêu cầu bức thiết với cả nhà trường và phụ huynh. Trẻ em cần được thấu hiểu tâm tư, tình cảm, gỡ rối kịp thời.

Theo báo cáo của Savethechildren, 96% trẻ em Việt Nam dùng mạng Internet với nhiều mục đích khác nhau, từ học hành, giải trí, chơi game cho đến tìm kiếm thông tin. Cứ 10 trẻ lại có 7 trẻ dùng Internet hơn 1 tiếng/ngày, 43,4% trẻ dùng Internet từ 1 tới 3 tiếng/ngày. Trẻ thường tiếp cận Internet qua điện thoại, máy tính của mình, người thân, ở trường và ngoài tiệm Internet.

Chỉ khi không dùng mạng mới không có khả năng xảy ra sự cố. Càng dùng nhiều thì nguy cơ bị tấn công mạng càng cao, nhất là về an toàn thông tin, tài chính, trẻ em... Nếu chỉ cài phần mềm diệt virus thôi là chưa đủ.

Trong trường hợp không thể ở bên cạnh theo dõi, kiểm soát cách con dùng mạng, người lớn có thể dùng tính năng F-Safe tích hợp sẵn trong bộ định tuyến Wi-Fi khi đăng ký Internet FPT. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, F-Safe tự động ngăn chặn trẻ truy cập các trang web có nội dung độc hại, không phù hợp với lứa tuổi. Về bảo mật, tính năng cũng bảo vệ người dùng khỏi mọi kết nối độc hại có chứa virus, mã độc, ngăn chặn các website theo dõi và thu thập dữ liệu cá nhân ngay tại nguồn Internet đầu vào.

Phụ huynh còn kiểm soát được thời gian, khung giờ dùng mạng của các con thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Vì vậy, dù không ở nhà, bố mẹ cũng hoàn toàn yên tâm khi giao máy cho con. Con không còn “cày game”, xem phim hoạt hình hay vào web xấu, bỏ bê học hành.

F-Safe là giải pháp đầu tiên tại Việt Nam có khả năng bảo vệ toàn bộ kết nối Internet trong gia đình một cách tự động mà không cần cài đặt thêm phần mềm trên từng thiết bị. Để làm điều đó, người dùng truy cập Cài đặt trên ứng dụng Hi FPT, vào quản lý Truy cập, lựa chọn cài đặt thời gian truy cập phù hợp. Tại đây còn có giao diện cài đặt lọc nội dung để lựa chọn các nội dung cho phép hiển thị trên thiết bị sử dụng.

Sau khi tạo tài khoản và kích hoạt các tính năng mong muốn, người dùng có thể thấy hiệu quả ngay lập tức. Kết quả chặn của F-Safe được thể hiện ở mục kết nối bị chặn. Tại đây, người dùng có thể xem số lượng website, đường link chứa nội dung không phù hợp, hoặc các trang theo dõi hành vi của người dùng đã bị giải pháp này chặn lại. Khi bấm vào, ứng dụng sẽ hiển thị lý do vì sao đường link đó bị chặn, cùng thiết bị và thời gian người dùng đã truy cập.

Việc chặn các đường link trên được thực hiện tự động. Người quản trị chỉ cần tích vào các tiêu chí muốn chặn, F-Safe sẽ tự động phát hiện nội dung không phù hợp và chặn tại modem, trước khi chúng có thể tiếp cận với những người trong nhà. Người dùng cũng có thể thêm hoặc bớt danh sách chặn, bằng vào mục cài đặt bảo mật, chọn chặn/ưu tiên website.

Tính năng Quản lý người dùng cho phép người quản trị có thể tạo tài khoản cho từng thành viên trong gia đình, như con cái, bố mẹ già, với số lượng không hạn chế. Đây cũng là tính năng mà các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ cho trẻ em và người già khi sử dụng Internet.

Việc tạo một tài khoản trải qua bốn bước, gồm: Đặt tên tài khoản người dùng; chọn thiết bị tương ứng với người dùng đó; thiết lập khung giờ và chọn các nội dung muốn chặn.

Hải Lam