- ĐB tỉnh Phú Thọ cho rằng việc bắt học sinh mặc đồng phục quanh năm rất vô lý, gây lãng phí trong điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay.

Thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội chiều nay, nhiều ĐB trăn trở về tình trạng lãng phí, lạm thu, thất nghiệp trong ngành giáo dục.

XEM VIDEO:

ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) đánh giá cao nỗ lực của ngành giáo dục những năm qua khi tìm cách đổi mới theo tinh thần nghị quyết TƯ và nghị quyết của QH. Tuy nhiên, ông cho hay, thực tế xã hội và người dân vẫn không yên tâm và chưa hài lòng về ngành.

Theo ông, đổi mới giáo dục trước hết phải đổi mới công tác quản lý, đào tạo giáo viên, chất lượng đội ngũ, đổi mới SGK và cuối cùng mới là công tác thi cử.

“Song giáo dục hiện nay hình như có một số khâu đi ngược quy trình. Ngành giáo dục nhiều năm qua cứ loay hoay với việc đổi mới thi cử, điều này là cần thiết nhưng vô tình tiếp tục đẩy phụ huynh và học sinh củng cố tâm lý và mục tiêu học để thi. Tư tưởng vì bằng cấp mà không hướng tới thương thảo, thương nghiệp”, ông Thưởng nói.

Ông băn khoăn phải chăng đây là một trong nhiều lý do làm giáo dục không còn thời gian thực hiện đổi mới chương trình SGK, giáo dục phổ thông.

Một vấn đề cũng được ông nêu ra là lãng phí trong giáo dục hiện nay vô cùng lớn, cả vô hình và hữu hình.

Tình trạng học sinh tốt nghiệp THPT cứ ào ạt vào ĐH rồi trường ĐH mọc ra như nấm sau mưa đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngành giáo dục.

{keywords}
ĐB Cao Đình Thưởng. Ảnh: Minh Đạt

“Lấy phép tính 1 sinh viên sau 4 năm học tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, trong đó rất nhiều sinh viên phải vay ngân hàng. Khi ra trường rất ít người kiếm được việc làm, chủ yếu xung vào đội quân thất nghiệp hoặc phải đi học nghề hoặc làm việc khác, thật lãng phí vô cùng cả thời gian và tiền bạc”, ĐB phân tích.

Hay như việc liên tục chỉnh lý bổ sung SGK khiến học sinh chỉ dùng 1 năm là bỏ, em không học được của anh. Do đó ĐB đề xuất nên đảm bảo kiến thức cơ bản và ổn định chu kỳ 5 năm. Nếu làm được sẽ tiết kiệm cho người dân một khoản tiền rất lớn.

“Việc mặc đồng phục quanh năm cũng rất vô lý trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Phải chăng chỉ mặc vào thứ 2 chào cờ, còn những ngày khác để học sinh mặc tự do”, ông Thưởng nói.

Bắt học sinh đóng cả tiền nông thôn mới

ĐB Cao Đình Thưởng cũng nêu vấn đề bức xúc của cử tri về các khoản thu trái quy định, khoán mua giấy vở... Đây cũng là sự lãng phí đánh vào người có thu nhập thấp.

Ông cho rằng ngành giáo dục cần chú ý chỉ đạo để lấy lại hình ảnh và vị thế sự nghiệp của mình.

Nói thêm về vấn đề lạm thu trường học, ĐB Nguyễn Hữu Cầu, GĐ Công an tỉnh Nghệ An cho rằng đây là vấn đề rất nhức nhối.

“Ngoài một số nơi bắt các em phải đóng từ 9 -16 triệu hoặc đóng cả tiền xây dựng nông thôn mới thì nhiều địa phương yêu cầu học sinh đóng quỹ đóng góp tự nguyện gấp 2-2,5 lần tiền học phí”, ĐB Cầu dẫn chứng.

Ông Cầu đánh giá, nạn lạm thu đã xảy ra từ nhiều năm trước và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn.

“Người dân ca thán rằng sao lĩnh vực giáo dục lại hay thêm đến thế, dạy thêm, học thêm, thu thêm và nay tôi lại lo ngại tình trạng lãng phí thêm”, ĐB phát biểu.

{keywords}
ĐB Nguyễn Hữu Cầu

Ông cho biết, một vị lãnh đạo Bộ GD-ĐT từng báo cáo trước UB TVQH ước tính đề án đổi mới SGK cần 34.000 tỷ đồng. Sau khi dư luận, báo chí lên tiếng là số lượng quá lớn, khi phê duyệt giảm còn 788,8 tỷ đồng.

Tuy nhiên sắp tới lại lùi dự án đến 2020 mới áp dụng cho lớp 1 và dự kiến đến năm 2023-2024 mới áp dụng toàn bộ song mốc kết thúc đề án vẫn chưa nói rõ.

“Việc kéo dài thời gian như vậy không lãng phí, không tăng kinh phí mới là lạ. Dự kiến mới của đề án này là 80 triệu USD, tương đương gần 1.800 tỷ đồng thì không ít ỏi chút nào”, ĐB Nghệ An nhấn mạnh.

Trong khi đó ĐB Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) dành nhiều trăn trở trước thực trạng thất nghiệp, song đến nay chưa có giải pháp hữu hiệu.

Theo ĐB, khi có con, cháu đậu đại học, nhiều gia đình đầu tư cả gia sản, bán cả ruộng vườn mà cả đời mình lao động cực nhọc tích góp được để vun vén cho con ăn học, để rồi sau bao năm đèn sách với nhiều kỳ vọng thì khi ra trường vác bằng đại học đi xin việc khắp nơi nhưng không một ai đón nhận.

“Đây quả là một sự hẫng hụt lớn. Trên 1 số trang mạng, có những sinh viên do phẫn uất đã tự tay đốt bằng ĐH để đi làm 1 việc khác, công việc mà không cần phải học hành nhiều cũng làm được, đó là chạy xe ôm”, ĐBQH tỉnh Cà Mau thở dài.

Phê bình Chủ tịch xã phê 'chưa chấp hành' lên lý lịch sinh viên

Phê bình Chủ tịch xã phê 'chưa chấp hành' lên lý lịch sinh viên

Ký bút phê “chưa chấp hành chính sách” vào sơ yếu lý lịch sinh viên, Chủ tịch UBND xã Duyên Hà (huyện Thanh Trì) Nguyễn Đăng Huấn vừa bị phê bình.

Cho sinh viên vay 55 ngàn tỷ

Cho sinh viên vay 55 ngàn tỷ

Ngân hàng Chính sách xã hội đã đề xuất Chính phủ nâng mức cho vay từ 1,1 triệu lên 1,5 triệu đồng/tháng từ năm nay.

Bí thư Đảng ủy xã đứng ngoài phòng thi vẫn có bằng cấp 3

Bí thư Đảng ủy xã đứng ngoài phòng thi vẫn có bằng cấp 3

Bí thư Đảng ủy xã Ea Blang (thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) bị tố dùng bằng cấp 3 giả để đi học đại học, thăng tiến.

Đọc viết chậm, không bằng cấp vẫn được tuyển vào kiểm lâm

Đọc viết chậm, không bằng cấp vẫn được tuyển vào kiểm lâm

Chỉ mới học hết cấp 2, không có bằng cấp chuyên môn nhưng ông Nguyễn Văn Quyết vẫn được ký hợp đồng dài hạn trong ngành kiểm lâm.

Cách chức chủ tịch xã thêm dấu 'sắc' vào bằng cấp 3

Cách chức chủ tịch xã thêm dấu 'sắc' vào bằng cấp 3

Ông Sáng không thi tốt nghiệp cấp 3 nhưng lại sử dụng bằng của một người có tên Sang và thêm dấu sắc để thành tên mình.

Làm rõ tin Phó chủ tịch xã dùng bằng đại học giả

Làm rõ tin Phó chủ tịch xã dùng bằng đại học giả

Ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu kiểm tra, làm rõ thông tin phản ánh 1 Phó chủ tịch UBND xã sử dụng bằng đại học giả từ năm 2009.

Thúy Hạnh - H.Nhì