Những thói quen hàng ngày của các ông bố tưởng chừng như vô hại, nhưng lâu dài lại là tác nhân gây ung thư nguy hiểm cho trẻ.

Cậu bé 5 tuổi bị ung thư phổi giai đoạn cuối

Tiểu Phán năm nay mới 5 tuổi hiện đang sống ở Ninh Ba (TQ). Cách đây hơn 1 tháng cậu bé bắt đầu ho dữ dội. Mẹ Tiểu Phán đã cắt cho cậu vài thang thuốc Bắc để trị ho, nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm, mà ngược lại còn nặng hơn. Rất lo lắng, người mẹ vội vàng đưa con trai đến bệnh viện khám.

Sau khi được bác sĩ thăm khám, chụp CT ngực phát hiện Tiểu Phán có một khối u ở phổi và đã di căn trở thành ung thư giai đoạn cuối. Mẹ của Tiểu Phán sau khi nghe kết quả, đã khóc không ngừng và rất suy sụp.

{keywords}

Tiểu Phan bị ung thư phổi giai đoạn cuối

Tại sao Tiểu Phán còn nhỏ như vậy đã bị ung thư phổi?

Bác sĩ nhìn hình ảnh chụp phổi và hỏi mẹ Tiểu Phán: “Có phải trong gia đình có người hút thuốc không?”, người mẹ vừa khóc vừa nói: “Đúng, đó là bố của đứa trẻ, nhưng từ khi tôi mang bầu đến giờ, tôi không cho anh ấy hút thuốc trong nhà nữa, mỗi lần đều bắt anh ấy ra hành lang hút.”

Sau khi hỏi tỉ bác sĩ mới biết, từ khi Tiểu Phán 3 tuổi, mẹ cậu bé luôn bận rộn công việc, không có nhiều thời gian ở cạnh con nên gần đây thường để con trai cho chồng chăm sóc.

Tuy nhiên, bố Tiểu Phán là người nghiện thuốc lá nặng, mỗi ngày anh ta đều phải hút ít nhất hai hộp. Sau mỗi lần hút thuốc lá lại ôm Tiểu Phán. Dù không trực tiếp hút thuốc trước mặt cậu bé nhưng sau khi hút trên người và quần áo đều lưu lại chất gây ung thư nicotin. Khi tiếp xúc gần gũi với Tiểu Phán sẽ khiến cậu bé tiếp xúc trực tiếp với chất này. Sức đề kháng của trẻ em yếu nên theo thời gian, cậu bé sẽ bị ung thư.

{keywords}

Bố Tiểu Phan hối hận khi biết nguyên nhân do thói quen hút thuốc của mình

Hút thuốc lá gây ung thư phổi

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC), hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra khoảng 90% các trường hợp ung thư phổi. Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân ung thư phổi là do xuất hiện đột biến trong DNA của bạn. Cơ thể liên tục trẻ hóa bằng cách phân chia, tái tạo và hình thành tế bào mới.

Khi phải tiếp xúc với các chất độc quá nhiều, cơ thể bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thải độc và tự hồi phục. Qua thời gian, các tế bào có thể phát triển không bình thường với một tốc độ không thể kiểm soát. Đây là thời điểm ung thư có thể hình thành và phát triển trong cơ thể.

Bên cạnh đó, thuốc lá và khói thuốc lá với hơn 7.000 hóa chất như oxit nitơ và cacbon monoxide cũng là những tác nhân gây ung thư. Thậm chí nếu bạn không phải là người hút thuốc, bạn vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh khi bạn sống với một người hút thuốc. Hít khói thuốc là cũng vô cùng nguy hiểm như hút thuốc vậy.

{keywords}

Trẻ hít phải thuốc lá cũng giống như đang hút thuốc

Do vậy, nếu trẻ em sống chung với một số người hút thuốc lá, hệ thống hô hấp của trẻ dễ bị nhiễm trùng. Các tác hại khác bao gồm tăng ho, thở khò khè, đờm, tổn thương chức năng phổi và làm chậm phát triển phổi.

Do đó, cha mẹ không chỉ bỏ hút thuốc vì sức khỏe của chính bản thân mình, mà còn cho con cái và gia đình. Bác sĩ cũng khuyên những người thường xuyên hút thuốc thì cố gắng cai thuốc lá, để bảo đảm sức khỏe và bên cạnh đó bổ sung thêm các thực phẩm dưới đây.

1, Bổ sung thêm selen

Ở những người hút thuốc, lượng selen trong máu của cơ thể sẽ giảm, và selen là một nguyên tố vi lượng để ngăn ngừa ung thư. Nếu cơ thể thiếu selen, tỷ lệ ung thư sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng những người hút thuốc thường xuyên nên ăn nhiều thực phẩm giàu selen như mè, mạch nha, tỏi, trứng, men bia, gan và thận động vật.

2, Bổ sung vitamin

Hút thuốc lâu dài có thể gây tiêu thụ nhanh chóng các chất chống oxy hóa và vitamin dự trữ trong cơ thể, và các chất oxy hóa trong cơ thể sẽ tăng lên. Nếu bạn không kịp thời bổ sung vitamin, nó sẽ gây ra gốc tự do. 

{keywords}

Ăn bổ sung vitamin

Những người hút thuốc nên chú ý bổ sung các vitamin chống oxy hóa, chẳng hạn như carotene, vitamin C, vitamin E,… Đặc biệt là vitamin C, bởi vì vitamin C là một vitamin tan trong nước, nó có hiệu quả có thể ngăn ngừa các gốc tự do, đồng thời còn làm giảm kích thích của thuốc lá đối với người hút.

Chế độ ăn uống hàng ngày của những người hút thuốc, có thể ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, ăn ít thịt hơn. Đồng thờ cũng có thể được bổ sung với vitamin B, canxi và magiê, có thể giúp giảm căng thẳng.

3, Ăn nhiều thực phẩm giảm cholesterol

Hút thuốc làm tăng lượng cholesterol và chất béo lắng đọng trong các mạch máu, và giảm cung cấp máu cho não, có xu hướng gây teo não và đẩy nhanh sự lão hóa của não.

{keywords}

Ăn nhiều thực phẩm giảm cholesterol

 Do đó, để tránh tích tụ cholesterol và chất béo trong cơ thể, tốt nhất là ăn ít thịt mỡ, ăn nhiều thực phẩm có thể giảm hoặc ức chế tổng hợp cholesterol như thịt bò, cá, sản phẩm đậu nành và thực phẩm giàu chất xơ.

4, Ăn nhiều thực phẩm kiềm

{keywords}

Thực phẩm kiềm tốt cho sức khỏe

Thành phần nicotin của thuốc lá rất có hại cho cơ thể con người. Ăn nhiều thực phẩm kiềm như trái cây, rau và đậu nành, có thể làm giảm việc hấp thu nicotine. Đồng thời, các loại thực phẩm kiềm cũng có thể kích thích sự bài tiết acid dạ dày, làm tăng sự vận động của dạ dày, và tránh các triệu chứng như khó tiêu và đầy hơi.

Hà Vũ (dịch theo Sina)