XEM CLIP:
Khu đất này tiền thân là nhà máy hoả xa Gia Lâm được xây dựng từ năm 1905. Từ năm 1954, khu đất được giao cho Nhà máy Xe lửa Gia Lâm (nay là Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm) quản lý, vận hành và sử dụng toàn bộ để phục vụ cho sản xuất công nghiệp, chế tạo, sửa chữa, đầu máy toa xe phục vụ cho ngành đường sắt.
Hiện tại, các công trình này được đường sắt sử dụng để chế tạo, sửa chữa đầu máy, toa xe phục vụ ngành đường sắt.
Các công trình trên diện tích đất chủ yếu được đường sắt sử dụng để chế tạo, sửa chữa đầu máy, toa xe phục vụ ngành đường sắt |
Từ tháng 2/2014, Sở Tài chính Hà Nội phê duyệt đơn giá thuê đất của Tổng công ty là 368.276 đồng/m2/năm theo đơn giá thuê đất kinh doanh cho toàn bộ 203.873 m2 đất nêu trên.
Với cách tính áp giá thuê đất của Sở Tài chính Hà Nội áp cho đường sắt, số tiền thuê Tổng công ty Đường sắt phải trả cho khu đất 551 Nguyễn Văn Cừ lên tới 75 tỷ đồng/năm.
Trong khi đó, theo đơn giá và cách tính cũ, tiền thuê cả năm chỉ 8,6 tỷ đồng (năm 2013).
Sau nhiều cuộc làm việc, Tổng công ty Đường sắt đang chờ các bộ, ngành xử lý vướng mắc, nên ngành thuế thống nhất tạm thời chưa áp dụng cưỡng chế tiền thuê đất với VNR. Trên sổ sách, Tổng công ty vẫn nợ tiền thuê đất hơn 340 tỷ đồng.
Những hình ảnh về khu “đất vàng” tại 551 Long Biên (Hà Nội):
Nhìn khu "đất vàng" đường sắt 551 Nguyễn Văn Cừ từ trên cao |
Bên trong khu đất hơn 200.000 m2 đất đường sắt đang sử dụng có gần 10.000 m2 đất là diện tích hồ nước điều hoà |
Hơn 70.000 m2 nhà xưởng do các đơn vị đường sắt đang sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh |
Trong đó có hệ thống nhà xưởng đóng toa xe của Công ty CP xe lửa Gia Lâm |
Hệ thống xử lý nước, điện |
Hệ thống đường nội bộ vườn hoa, cây xanh bên trong khu "đất vàng" |
Đường sắt bị cưỡng chế thuế khu “đất vàng” tại Hà Nội
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa bị cơ quan thuế Hà Nội cưỡng chế thuế do chưa nộp thuế đất tại khu "đất vàng" 551 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên (Hà Nội).
Vũ Điệp - Đoàn Bổng