- Trầm cảm là bệnh về tâm lý, là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. 

Khi bị căng thẳng hay gặp phải cú sốc tinh thần quá lớn thì tâm lý của con người rơi vào trạng thái “mất cân bằng”. Lúc đó không biết chia sẻ cùng ai chỉ biết im lặng một mình, lâu dần dẫn đến suy nghĩ tách biệt và không muốn trò chuyện. 

Trầm cảm là một căn bệnh được giới y khoa lưu ý tới vào khoảng thế kỉ XVIII. Nhưng cho tới gần đây căn bệnh này mới phát triển ngày càng phát triển mạnh. Theo các chuyên gia nhận định, căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm và được mệnh danh là sát thủ giấu mặt.

Trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỉ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc. 

{keywords}

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh đứng thứ 2, trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%. Trầm cảm có tỉ lệ cao ở những người thất nghiệp, mất mát trong tình yêu, mất người thân, nợ nần.

Căn bệnh này có thể kéo dài trong một thời gian, tái phát trong nhiều lần dẫn tới khả năng lao động, học tập bị suy giảm. Với những trường hợp nặng, bệnh nhân có khuynh hướng tự tử cao. Còn mức độ nhẹ thì có thể tự thay đổi thói quen, hành vi mà không cần sử dụng thuốc.

Người trầm cảm có thể tự thấy mình vô dụng, không lối thoát và tự đổ lỗi cho bản thân về những cảm giác ấy. Khi họ nói chuyện hay tham gia một hoạt động nào đó nhưng cuộc nói chuyện trở lên tẻ nhạt hay có người cãi vã trong cuộc nói chuyện đó, họ sẽ tự đổ lỗi cho họ về việc này. Nếu đội mà họ tham gia hoạt động bị thua, họ cũng sẽ nghĩ chính họ là người làm không tốt dẫn đến đội bị thua. Cứ thế, họ dằn vặt và chìm trong lối suy nghĩ ảo do chính họ tạo nên. 

Họ có thể suy sụp tinh thần, không tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa, rút lui khỏi gia đình và bạn hữu, thậm chí có người còn nghĩ đến cái chết hay tự sát. Họ tự sát vì họ cảm thấy vô dụng trong cuộc sống, họ nghĩ tất cả mọi người sẽ xa lánh họ, vứt bỏ họ vì họ không làm được cái gì cho xã hội này.

Số người chết do trầm cảm với nguyên nhân tự sát chiếm 50%. Việc tự sát có thể âm thầm, bất ngờ không báo trước hoặc có thể có sự chuẩn bị trước, mà bạn tinh ý quan sát có thể hiểu ra được hành động nguy hiểm này ở những người mắc bệnh trầm cảm.

Trầm cảm khá nguy hiểm bởi chúng ta sẽ không biết được những người mắc phải đang nghĩ gì, muốn gì, có những khúc mắc gì để chia sẻ, để giải quyết vì họ luôn im lặng và âm thầm làm mọi thứ, luôn sợ sệt và hoang mang về một cái gì đó. Do vậy, bạn nên cẩn trọng với bệnh trầm cảm này, vì ranh giới giữa người mắc và người không mắc trầm cảm rất rất nhỏ. Chỉ cần một dư chấn nào đó gây sốc tinh thần là bạn có thể trở thành nạn nhân của “kẻ giấu mặt” trầm cảm.

Thái Thị Hậu