Không ít người băn khoăn vì sao một tỉ phú phương Tây như Donald Trump lại sử dụng thuật phong thủy của phương Đông làm kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh và để hài hòa mọi thứ. Và ông đã có một thầy phong thủy tốt - Pun-Yin.

Duyên gặp gỡ không vì tâm linh

Theo Guardian, Donald Trump đã trọng dụng nhà phong thủy người Trung Quốc để giúp ông cân bằng, hài hòa mọi thứ xung quanh và coi đó là dòng chảy chủ đạo, định hướng cho sự nghiệp, cuộc đời mình.

Thầy phong thủy được tỉ phú thế giới này trọng dụng là Pun-Yin. Văn phòng làm việc của cô và người cha tên Tin-Sun nằm tại một căn hầm có thứ ánh sáng mờ ảo, xung quanh đầy cây cối cùng đài phun nước chảy róc rách, ẩn sâu trong một khu phố Tàu ở thành phố New York (Mỹ).

{keywords}

Bà Pun Yin. (Ảnh: The Guardian)

Bên trong, rất nhiều ảnh treo trên tường, trong đó có một bức ảnh từ cách đây 20 năm. Trên bức ảnh cũ này, Pun-In khi đó mới 27 tuổi, đứng ở giữa, hàng trên trong nhóm hoạt động xã hội trẻ có tên Marla Maples và ông Donald Trump đứng ngoài cùng, bên phải bức ảnh. Chú thích ảnh ghi: Bức ảnh chụp tại Lễ thắp hương và động thổ khách sạn quốc tế siêu sang Trump International Hotel, tháng 6.1995.

Theo tờ Guardian, ông Trump đầy sôi nổi, tính cách thất thường chắc khó có thể tuân theo các nguyên tắc phong thủy của nền triết học Trung Hoa cổ đại nhằm giúp con người hài hòa với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, nhà phong thủy Pun-Yin cho hay, Donald Trump áp dụng những nguyên tắc này vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản như một tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Nguồn gốc lý do Donald Trump lựa chọn phương pháp triết học phương Đông hầu như không bắt nguồn từ tâm linh. Bắt đầu vào năm 1995, ông Trump đã thuê Pun-Yin cùng cha cô đánh giá năng lực của dự án tòa tháp khách sạn siêu sang tầm cỡ quốc tế này để tiến hành những thay đổi cần thiết đối với bản thiết kế. Động thái có tính toán này nhằm khai thác vào thị trường đang lên là các nhà đầu tư bất động sản đến từ Trung Quốc và Hồng Kông vào Mỹ. Đối với tập khách hàng này, một tòa nhà thiếu yếu tố hài hòa về phong thủy thì rất khó giao dịch thành công.

Thành công ở nghề không dành cho phụ nữ trẻ

Dường như, nhà đầu tư bất động sản sừng sỏ Donald Trump cũng gặp đúng người. Từ một học trò của chính cha mình trong 15 năm, đến nay Pun-Yin đã tạo dựng được tên tuổi khi giành được cơ hội ở dự án mà ông Trump đầu tư tới 230 triệu USD chi phí cải tạo tòa nhà. Dẫu vậy, "Cho đến khi tôi thực hiện dự án này cũng như sau khi hoàn thành, đó vẫn không phải là ngành công nghiệp dành cho phụ nữ", Pun-Yin cho hay. Ý của Pun-Yin nói đến chuyện sùng bái thầy phong thủy là nam giới. "Là một phụ nữ trong nghề này, bạn phải ở ngưỡng 50 - 60 tuổi. Vì vậy, tôi chưa có đối thủ, cũng như chưa từng có phụ nữ trẻ nào hành nghề”, Pun-Yin nói.

Khi quan sát tòa tháp tổ hợp khách sạn Trump, Pun-Yin nhận thấy vận khí của nơi này xấu. Vì vậy, Pun-Yin nhất định đòi hỏi hoặc là phải tuân thủ nguyên tắc của cô, hoặc cô sẽ không tham gia. Và sau đó, cô đã trở lại, dọn dẹp bớt những thứ thuộc về thế giới kỹ thuật số. Không một ai bỏ lỡ cơ hội tài chính tiềm năng, Donald Trump thì càng không. "Đó là một yếu tố giúp bạn có lợi thế hơn đối thủ", ông Trump cho New York Times biết trong bài viết về phong thủy vào năm 1994. “Người Châu Á đang trở thành một phần quan trọng trong thị trường của chúng tôi và điều này là một yếu tố không thể bỏ qua”, Trump nói. Trong khi đó, hãy nhớ rằng, cũng chính người đàn ông này gần đây rủa xả Trung Quốc là “kẻ cắp vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới”, cũng như cáo buộc đất nước Châu Á này thao túng tiền tệ thế giới. Tuy nhiên, hiếm người lợi dụng được cơ hội đầu tư tiềm năng mà trong đó Trung Quốc có nhiều cơ hội hơn.

"Đến nay, nhiều chi tiết mang tính biểu trưng nhất cho tòa tháp khách sạn quốc tế Trump đều là kết quả của nhà tư vấn phong thủy Pun-Yin vào thời điểm đó. Ví như quả cầu kim loại ngay trước tòa tháp được đặt ở đó để làm chệch hướng năng lượng xấu do luồng giao thông ở vòng xoay Columbus Circle. Còn kính bên ngoài tòa tháp mang màu trà thì không chỉ để phản chiếu bầu trời xanh xung quanh tuyệt đẹp mà còn được cho là để hấp thụ năng lượng tiêu cực do hướng gió.

Pun-Yin cũng đòi hỏi các lối vào của mặt tòa nhà phải đối diện với công viên trung tâm mà cô coi đó là "con rồng xanh của thành phố New York", thay vì hướng chính ban đầu đối diện với bùng binh Columbus Circle. "Luồng năng lượng bất ổn tạo ra từ sự giao thông sẽ gần giống như viên đạn nhắm vào bạn ở bất cứ thời điểm nào. Nó là nguồn năng lượng bất ổn, không tĩnh", cô nói.

"Sau đó một vài năm, với việc hình ảnh biểu trưng của tòa tháp được khai thác, truyền thông quốc tế đến phỏng vấn và hỏi về dự án này của tôi trong 10 năm qua", Pun-Yin cho biết. Trong thực tế, nhiều chi tiết thành công đều có sự đóng góp không nhỏ của cha cô. Dẫu vậy, Pun-Yin đã thành công và nay tạo lập một doanh nghiệp về lĩnh vực này với tập khách hàng rất rộng với các dự án khác nhau.

Theo Laodong

XEM THÊM