Những tựa game MOBA luôn đòi hỏi người chơi phải có rất nhiều kỹ năng, đặc biệt là DOTA 2 hay DotA. Bạn sẽ phải biết last hit, hit and run, roaming, harrass, timing... Nhưng đây chỉ thực sự là những kỹ năng cơ bản của một game thủ DOTA, bạn sẽ nhanh chóng học được và thông thạo các kỹ năng này sau vài chục trận đấu. Nếu chăm chỉ và kiên trì vượt qua giai đoạn đầu bị "ăn hành", sẽ rất nhanh thôi, bạn sẽ đạt đến trình độ "phổ thông".

Nhưng để nâng cao trình độ, việc thành thạo những kỹ năng này là không đủ. Phải trải qua hàng trăm trận đấu, bạn mới có thể tự rút ra cho mình những kinh nghiệm chiến trường. Kinh nghiệm mới là yếu tố hoàn thiện các kỹ năng, nâng cao trình độ của bạn. Và kinh nghiệm hình thành từ những thói quen, trải qua những trận đấu, nó sẽ dần trở thành phản xạ và thực sự đưa bạn lên một level cao hơn.

Sau đây là những lưu ý nhỏ, những thói quen nhỏ, nhưng sẽ giúp bạn lên trình rất nhanh 

1. Pick tướng - nhìn team mà pick

Đây là điều đầu tiên mà bạn cần phải chú ý, hãy pick tướng phù hợp với line-up của team mình. Có thể bạn là một "super carrier" nhưng team đã có đến 2 late, vậy thì hãy nghĩ đến một hero tank hoặc support mà bạn có thể chơi tốt nhất. Nên nhớ, một đội hình mạnh thường phải có đủ cả late, tank và support. Chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt, team bạn có thể chơi full tướng phép mà ko cần late hay tank, với chiến thuật push sớm hoặc mass effect. Vì vậy, nếu muốn đồng đội pick theo bạn, hãy pick sớm. 

Ngoài ra, cũng cần chú ý rằng, các skill của tướng bạn chọn, cũng cần có khả năng phối hợp tốt với đồng đội. Đã có rất nhiều trường hợp 1 team có rất nhiều disable nhưng lại chẳng có tí damage nào, stun được rất lâu nhưng xong ngồi nhìn nhau vì không có damage để dứt điểm. Hoặc 1 team có damage rất khủng nhưng chẳng có lấy một cái stun hay slow nào để giữ mục tiêu lại.

2. Nhận thức rõ về vị trí của mình trong team

Việc nãy sẽ giúp bạn biết được mình phải làm gì. Nếu chỉ là một support, thì không thể bỏ qua việc cắm ward, thường xuyên check rune, roaming... Hay nếu là late thì phải hạn chế hổ báo vào giai đoạn đầu để tập trung farm... Việc này có thể khá rõ ràng, không có gì đáng lưu tâm, nhưng trong một số trường hợp, việc phân định nhiệm vụ trong team lại khá mơ hồ. Như khi trong team không có một hero support nào thì đôi khi, ngay cả Tidehunter hay Sandking cũng phải trở thành một supporter bất đắc dĩ.

3. Luôn để ý minimap

Chiếc minimap có kích thước rất khiêm tốn ở góc màn hình nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chỉ có điều, việc quan sát minimap lại luôn mâu thuẫn với last hit, bạn sẽ chỉ có thể nhìn vào một trong 2 màn hình nên đây thường là một vấn đề khá lớn đối với các carrier, người thường xuyên phải farm. Đôi khi vì quá tập trung last hit mà late ko để ý thấy đồng đội đang combat gần mình, đang chạy đến cầu cứu hoặc có vài chấm đỏ khác màu đang ở phía sau mình.

Nếu xét về mức độ quan trọng giữa màn hình chính và minimap, rõ ràng bỏ qua vài con creep còn hơn là bị đánh hội đồng và lên bảng đếm số. Vì thế hãy thường xuyên để mắt đến minimap. Việc này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu có ít nhất 2 vị trí được cắm ward và kết hợp với một luật bất thành văn trong DOTA, đó là nếu miss quá nửa số tướng của team kia trên bản đồ, hãy cảnh giác và lùi về trụ.

4. Giữ trụ 1 càng lâu càng tốt

Vị trí các trụ 1

Trụ 1 là 6 trụ nằm ở vị trí ngoài cùng và luôn là mục tiêu bị tấn công hàng đầu. Team địch dù có bị ép đến thế nào cũng sẽ cố sống cố chết mà ăn cái trụ 1, để kiếm tiền. Ngoài việc mang lại 1 số tiền lớn cho cả team, trụ 1 còn có ý nghĩa rất quan trọng. Do nằm ở vị trí xa nhà chính nhất nên trụ 1 có tác dụng như một cánh cổng giúp các tướng di chuyển nhanh thông qua tele, rất hữu dụng trong những đợt push nhanh. Bên cạnh đó, việc giữ được trụ 1 cũng giúp những thành viên trong team có thể dễ dàng hỗ trợ nhau hơn khi 1 người bị gank. Chỉ trong một số thế trận đặc biệt, có thể để mất trụ 1 để creep team địch dâng cao hơn để farm an toàn hơn.

5.  Đổi lane nếu gặp bất lợi

Việc chia lane nhiều khi không như ý do bạn bị tướng địch khắc. Như khi bạn cầm late đánh gần mà lại phải đi cùng lane với những tướng có khả năng rỉa máu rất rát như Viper, Huskar hay Traxex thì dù có đồng đội buff máu đi cùng hay mua đến 12 cái cây cũng không lại. Những lúc bị "thọt" lane như vậy, có 2 giải pháp đó là bạn có thể gọi đồng đội lên hỗ trợ hoặc đổi hẳn sang lane khác để ai đó lên thay mình.

Cần lưu ý là việc đổi lane này cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt chứ ko phải đợi lên nốt level hay qua nốt vài đợt creep nữa. Nhiều game thủ "sống khổ nó quen" hoặc lười tương tác với đồng đội vẫn kiên trì bám trụ mà không cần farm con creep nào chỉ để hit level. Nhất là khi bạn còn cầm carrier thì việc để "thọt lane" dẫn đến không farm được trong giai đoạn đầu sẽ có thể mang đến một tương lai mịt mù cho cả team.

6. Tranh rune

Rune ở sông có tác dụng như một skill buff rất hữu dụng. Nếu làm một phép so sánh, Haste sẽ như bạn có hóa sói của Lycan, Double Damage vào giai đoạn đầu sẽ cộng thêm 50-60 damage, ngang với một chiếc Battle Fury. Trước đây chỉ có 1 rune xuất hiện random ở top hoặc bot nên bạn cần phải có ward để check rune. Nhưng với việc thay đổi chắc chắn có 2 rune vào các phút chẵn thì check rune đã trở nên quá dễ dàng. Dù rune Illusion có hơi sida vào giai đoạn đầu game nhưng việc tranh được rune ngoài việc tăng thêm sức mạnh hoặc tiền cho bạn còn làm mất đi lợi thế của team bạn, nhất là với những hero dùng bottle.  Vì vậy không có lý do gì để bạn "lười" đi ăn rune cả.

Từ sau khi DOTA 2 có 2 rune, việc tranh rune đã không còn là của riêng mid. Các thành viên trong team cần thống nhất việc ăn rune để lane top và bot có thể hỗ trợ bất cứ lúc nào. Bạn có thể chạy ra sớm hơn một chút trước khi rune xuất hiện để tranh rune.

... (còn tiếp)

July.N