image001.png
 Ảnh: SlideModel

Đơn giản hoá slide trình chiếu

Thí sinh có thể tránh những sự cố về kỹ thuật bằng cách thiết kế các slide đơn giản, dễ đọc. Ngoài ra, thí sinh cũng nên chú ý vị trí của các chữ trong trang chiếu, tránh để cquá gần cạnh của trang vì c có thể sẽ không hiển thị một cách chính xác trên màn hình của người nghe như trên thiết bị của bạn. Ngoài ra, bạn nên cân nhắc việc tạo trang trình chiếu có độ tương phản cao về màu sắc, nó sẽ giúp người xem qua màn hình dễ đọc nội dung hơn.

Hãy nhớ rằng, người nghe trực tuyến có thể làm nhiều việc cùng một lúc tại thời điểm đó hoặc dễ bị phân tâm. Để ngăn họ bỏ lỡ những điểm chính của phần thuyết trình, hãy đảm bảo bạn luôn trình bày những thông điệp, nội dung chính trên trang trình chiếu.

image002.png
Ảnh: Zoom Support

Sử dụng phông nền hoặc nền ảo

Việc sử dụng một phông nền phù hợp với chủ đề và phong cách của buổi meeting thay vì hiển thị hình ảnh nhà của bạn sẽ giúp bạn trông chuyên nghiệp hơn rất nhiều. 

Nếu công cụ hội nghị truyền hình của bạn cho phép bạn thiết lập nền ảo (chẳng hạn như Zoom), hãy chọn nền ảo, nó vừa đủ để khiến người nghe hài lòng và cũng sẽ không ai bị khó chịu khi nhìn vào.

Đặt camera ngang tầm mắt

Ngay cả khi bạn không thể luôn nhìn thấy người nghe, điều đó không có nghĩa là bạn không thể nhìn thẳng vào mắt họ. Bạn nên di chuyển camera của máy tính xách tay/điện thoại lên sao cho ngang tầm mắt của bạn. Bằng cách này, nó sẽ trông như thể bạn đang nhìn thẳng vào khán giả của mình mà vẫn tạo cảm giác tự nhiên.

image003.jpg
 Ảnh: Panopto

Giữ tương tác với người nghe

Người nghe rất dễ bị mất tập trung, đặc biệt là trong một buổi thuyết trình trực tuyến dài. Việc cung cấp bản trình bày trực tuyến của bạn trong một không gian yên tĩnh cũng rất hữu ích và hạn chế những phiền nhiễu xung quanh. 

Đừng quên giao tiếp bằng mắt và thu hút khán giả của bạn. Dù ở văn phòng hay ở nhà, việc làm theo những mẹo đơn giản này sẽ giúp bạn mang đến một bản trình bày trực tuyến hoàn hảo, cung cấp thông tin và thu hút khán giả.

Kết thúc một cách trọn vẹn

Đến cuối bài thuyết trình, hãy kết thúc bài thuyết trình bằng cách tóm tắt tất cả các thông điệp quan trọng bạn muốn truyền tải trên một slide riêng. Điều này giúp bạn tạo nên một bức tranh đầy đủ và khán giả của bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về những gì bạn đã truyền tải.

Bạn cũng có thể kết thúc bài thuyết trình của mình bằng lời kêu gọi hành động hoặc một bước tiến hữu hình tiếp theo để người nghe có thể thực hiện. Khuyến khích khán giả của mình thử các phương pháp mà bạn đã chia sẻ cũng như cung cấp các bước có thể thực hiện được để họ làm theo và chia sẻ cách để họ có thể liên hệ với bạn nếu cần giải đáp hoặc trợ giúp.

Thế Định