-“Buồn” dường như là cái “tông” cố hữu của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng trong “Biển của mỗi người”, ta còn thấy một Nguyễn Ngọc Tư hóm hỉnh đầy chất “u-mua”.

Biển của mỗi người là tập tản văn mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Với sự quan sát tỉ mẩn, tinh tế, 21 tản văn trong cuốn sách là những lời thủ thỉ, những trăn trở suy tư của Nguyễn Ngọc Tư về cuộc đời, về thế sự và về nghiệp viết.

Văn của Nguyễn Ngọc Tư buồn bởi tâm hồn chị quá ư nhạy cảm. Một lọn tóc rơi cũng khiến chị nghĩ về “cái cách người ứng xử với người”, để ngộ ra “cách yêu thương những gì thuộc về mình”. Điều này được thể hiện qua truyện ngắn Tóc nào hãy còn xanh.

{keywords}

“Buồn” dường như là cái “tông” cố hữu của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng trong Biển của mỗi người, ta còn thấy một Nguyễn Ngọc Tư hóm hỉnh đầy chất “u-mua”.

Ai có thể không bật cười (để rồi sau đó là cảm giác xót xa) khi chị nói về chương trình quà tặng âm nhạc trên radio: “…suốt chương trình, là những lời nhắn mang nhiều sắc thái khác nhau, tình cảm như “em vẫn yêu anh” với bài hát “Em đi bỏ mặc con đường” (?!); thắm thiết như “cảm ơn anh đi cùng và che chở cho mẹ con em” với bài hát “Hẩm hiu một mình”(?!); hồn nhiên như “mong được làm quen với các bạn yêu nhạc gần xa, các bạn có cùng sở thích nghe nhạc buồn, yêu màu tím về số điện thoại 09xxxx”, ngay sau đó radio vang lên đoạn nhạc dạo “Mắt nai cha cha cha”(?!).”

Là người ưa xê dịch, Nguyễn Ngọc Tư chịu khó đi, chịu khó ghi chép, nghiền ngẫm. Đọc Biển của mỗi người, ta bắt gặp những cảm xúc trong trẻo vô ngần của một người “biết khao khát, tìm kiếm và trải nghiệm” những vẻ đẹp bình thường, quen thuộc.

Biển của mỗi người do NXB Kim Đồng phát hành tháng 6/2015.

T.Lê