Theo Guardian, bất chấp những cảnh báo từ chính quyền quân sự, nhiều cuộc biểu tình quy mố lớn đã diễn ra ở các thành phố Nay Pyi Daw, Yangon, Mandalay cùng nhiều nơi khác hôm 22/2. 

{keywords}
Cờ của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) tung bay trên biển người biểu tình tại Yangon hôm 22/2. Ảnh:Reuters

Nhiều người đã gọi cuộc biểu tình lần này là "cuộc cách mạng 5 số 2", do nó được diễn ra vào ngày 22/2/2021. Một số người thậm chí còn so sánh nó với phong trào biểu tình ngày 8/8/1988, được biết đến với tên gọi "cuộc cách mạng 4 số 8".

Tại Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar, hàng đoàn sinh viên và người lao động đã tụ tập ở chùa Sule gần tòa thị chính, nơi các lực lượng an ninh đã được bố trí sẵn với rào chắn và vòi rồng. Hầu hết các doanh nghiệp, bao gồm cả các chuỗi doanh nghiệp quốc tế, đều đã đóng cửa.

{keywords}
Biển người biểu tình tại giao lộ Hledan ở Yangon hôm 22/2. Ảnh: Frontier Myanmar

Min, một ngư dân 41 tuổi đã tình nguyện thu gom rác trong hôm biểu tình, cho hay việc 3 người biểu tình bị bắn chết trong những ngày gần đây khiến mọi người càng trở nên quyết tâm hơn. 

Giao lộ Hledan, một điểm tụ tập khác của những người biểu tình, đã diễn ra cuộc tuần hành đông nhất kể từ cuộc đảo chính hôm 1/2. Cảnh sát chống bạo động đã xếp hàng dài bên ngoài văn phòng Liên Hợp Quốc bên trong thành phố, nhưng những người biểu tình đã tự nguyện rời đi sau khi hát một bài hát có đoạn "Tạm biệt, chúng ta sẽ đi".

{keywords}
Biển người biểu tình tại giao lộ Hledan ở Yangon hôm 22/2. Ảnh: Frontier Myanmar 

Các cuộc biểu tình hầu hết diễn ra trong ôn hòa, mặc dù tại thủ đô Nay Pyi Taw, ít nhất 20 người đã bị bắt giữ.

Một số cuộc biểu tình khác cũng được tổ chức tại Mandalay, thành phố lớn thứ 2 của Myanmar, cùng các thành Myitkyina ở phía bắc, Bhamo giáp biên giới với Trung Quốc và ở thành phố Pyinmana ở miền trung nước này.

{keywords}
Đông đảo người biểu tình phản đối chính phủ quân sự Myanmar tại Mandalay hôm 22/2. Ảnh: Reuters

Các cuộc biểu tình "lớn chưa từng thấy" ở khắp Myanmar diễn sau vụ việc 3 người biểu tình bị bắn chết vào tuần trước. 

Nhóm nghiên cứu quốc gia của Liên Hợp Quốc tại Myanmar bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước những động thái trấn áp của quân đội nước này đối với người biểu tình, và tuyên bố điều này "phải dừng lại và những quyền cơ bản của việc tụ tập ôn hòa cần phải được tôn trọng".

 Toàn cảnh cuộc biểu tình tại Yangon hôm 22/2 từ trên cao. Video: The Irrawaddy

Phát biểu trong một video được trình chiếu trước kỳ họp lần thứ 46 của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã lên án cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2 tại Myanmar, và khẳng định không có chỗ cho đảo chính trong thế giới hiện đại.

"Hãy thả ngay các tù nhân. Chấm dứt bạo lực. Tôn trọng các quyền con người và ý nguyện của người dân được thể hiện trong các cuộc bầu cử gần đây...Các cuộc đảo chính không có chỗ trong thế giới hiện đại của chúng ta", ông nói.

Việt Anh

Mỹ tuyên bố hành động ‘cứng rắn’ với giới quân sự Myanmar

Mỹ tuyên bố hành động ‘cứng rắn’ với giới quân sự Myanmar

Động thái của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken được đưa ra trong bối cảnh ít nhất ba người thiệt mạng kể từ khi các biểu tình chính biến ở Myanmar nổ ra.

Myanmar sẽ tổ chức biểu tình 'lớn chưa từng thấy' sau đảo chính

Myanmar sẽ tổ chức biểu tình 'lớn chưa từng thấy' sau đảo chính

Theo trang tin Bloomberg, những người phản đối cuộc đảo chính tại Myanmar được cho là đang lên kế hoạch tổ chức cuộc biểu tình 'lớn chưa từng thấy' trong hôm 22/2.