Bình Liêu là huyện có trên 96 % là đồng bào dân tộc thiểu số, với 9 dân tộc cùng sinh sống. Trước nguy cơ trang phục truyền thống của các dân tộc đang dần mai một, huyện đã có nhiều cố gắng trong cách làm mới để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đã thành thông lệ, tuần đầu tiên của tháng và các ngày thứ 2, thứ 6 các tuần còn lại, giáo viên và học sinh ở tất cả các cấp học huyện miền núi Bình Liêu mặc trang phục truyền thống đến trường. Đây là địa phương có tới 96% dân tộc thiểu số sinh sống, phần lớn là người Tày, Dao, Sán Chỉ. 

Mặc trang phục dân tộc thiểu số đi học được ngành giáo dục huyện Bình Liêu quy định từ năm học 2015-2016.

Mặc trang phục dân tộc thiểu số đi học được ngành giáo dục huyện Bình Liêu quy định từ năm học 2015-2016. Trước đó, việc này được nhen nhóm từ Trường Tiểu học, Trung học cơ sở Hoành Mô và Trường Phổ thông dân tộc bán trú Đồng Văn. Thời điểm này, người dân nhất là lớp trẻ đã thay đổi thói quen và thường mặc quần áo phổ thông đi học. Quần áo truyền thống chỉ mặc trong các dịp lễ, tết, ngày hội nhưng cũng được cách tân với nhiều chủng loại được bày bán trên thị trường. 

Gần 10 năm thực hiện, việc mặc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số đến trường đã vào nề nếp, trở thành nét đẹp văn hóa. Điều này giúp lớp trẻ có ý thức tìm hiểu và yêu những bộ trang phục dân tộc mình. Hội thi người trình diễn trang phục dân tộc đẹp nhất lần đầu tiên được huyện Bình Liêu tổ chức mới đây đã thu hút phần lớn học sinh tham gia trình diễn và thể hiện hiểu biết về văn hóa trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Giờ đây, mM=ặc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số không chỉ dừng lại ở các trường học mà lan tỏa đến đông đảo cán bộ, công nhân viên chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Bình Liêu. Đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những sắc phục dân tộc nhiều màu sắc, lạ mắt, khiến du khách nhìn không rời mắt. 

Thanh Bình, Quốc Tiến, Hồng Hạnh