Bình Thuận là một trong 3 ngư trường lớn của cả nước, với gần 200km bờ biển. Toàn tỉnh có 35 xã, phường, thị trấn vùng biến với hơn 40 nghìn lao động trực tiếp nghề cá. Vùng biển ven bờ tại Bình Thuận có nguồn lợi thủy sản phong phú, có giá trị kinh tế cao, có giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, Bình Thuận còn có hệ sinh thái biển đa dạng bao gồm thảm cỏ, rạn san hô, rạn đá ngầm. Bình Thuận nổi tiếng các loại hải sản thân mềm hai vỏ như sò điệp, sò huyết, có tiềm năng thành lập các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong tỉnh.

Nhiều năm qua, người dân Bình Thuận phát triển kinh tế chủ yếu gắn với nguồn lợi này. Từ đầu năm tới nay, Bình Thuận khai thác được 216.705 tấn sản lượng thủy sản tăng gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trữ lượng thủy sản khai thác từ biển đạt 216.201 tấn.

binh thuan.png
Bình Thuận chuyển đổi những trường hợp ngư dân khai thác gần bờ sang phát triển nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Hồng Vân.

Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản của Bình Thuận có nguy cơ cạn kiệt. Ngư dân còn sử dụng nhiều biện pháp khai thác thủy sản theo hướng tận diệt như dùng mìn, kích điện, khai thác sò lông non. Nhận thức được mối nguy hiểm này, tỉnh Bình Thuận đã tập trung triển khai quyết liệt nhiều biện pháp ngăn chặn hành động khai thác thủy sản tận diệt.

Trước tình trạng nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, Bình Thuận tập trung đầu tư thực hiện chương trình đánh bắt hải sản xa bờ song song với phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh theo quy mô trang trại và hộ gia đình, đã đem lại kết quả đáng khích lệ.

Các địa phương chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác tại các vùng ven bờ, vùng lộng chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản trong tháng 11/2023 toàn ỉnh là 214ha tăng 1.5% so với cùng kỳ năm trước.

Từ dầu năm đến nay, Bình Thuận có diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.768ha. Sản lượng nuôi tôm là hơn 10.235 tấn. Các thủy sản nuôi phổ ngày àng đa dạng, phong phú: tôm giống, tôm thẻ chân trắng, cá nước ngọt, cá mú, cá chim, tôm hùm, cá bớp.

Từ năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận triển khai đề án nuôi biển. Mục đích giảm tải lồng bè truyền thống, thay vào lồng bè có vật liệu cứng như HDPE, chịu được sóng gió và hướng tới nuôi ở vùng khơi…hướng tới nuôi trồng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

UBND tỉnh yêu cầu sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên chỉ đạo lực lượng kiểm ngư phối hợp với biên phòng thực hiện kiểm tra điều kiện hành nghề của các tàu cá. Theo dõi, giám sát 24/7 tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá. Thông báo các trường hợp mất kết nối VMS trên 10 ngày, vượt ranh giới trên biển với chủ tàu/thuyền trưởng; xác định rõ nguyên nhân và yêu cầu khắc phục. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng theo dõi, xử lý các trường hợp cố tình ngắt kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển theo quy định; đặc biệt là khối tàu từ 24 m trở lên.

Chi Cục Thủy sản tỉnh rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu cá, hoàn thành đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập danh sách các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) như chưa lắp đặt thiết bị VMS; không có, hết hạn giấy phép khai thác; tàu cá đã xóa đăng ký, tàu đã chuyển nhượng/bán sang tỉnh khác nhưng chưa làm thủ tục; tàu cá thường xuyên hoạt động, xuất bến ngoài tỉnh; tàu mua ngoài tỉnh nhưng chưa đăng ký lại.

Hiện trên toàn tỉnh Bình Thuận còn 7.500 tàu cá có chiều dài trên 6m hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh với 9 nhóm nghề chính như lưới kéo, lưới rê, lưới vây, pha xúc, câu, lưới mành, lưới chụp, bẫy, lặn…

Bình Thuận trú trọng công tác tuyên truyền tới ngư dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia hoạt động khai thác hải sản, đặc biệt là không được vi phạm vùng biển nước ngoài, chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển.

Từ đầu năm 2023 đến nay công tác tuần tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển tiếp tục tăng cường, không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Bình Thuận thực hiện cho đăng kiểm 2.653 tàu cá có chiều dài trên 12m, tàu cá còn hạn đăng kiểm là 558 chiếc, nâng tổng số tàu cá đăng kiểm đến nay là 3.211chiếc, đạt tỷ lệ 82,35%. Đến ngày 5/11, toàn tỉnh có 100% tàu dài từ 15m trở lên đang hoạt động được lắp thiết bị giám sát VMS. Hiện chỉ còn 13 tàu cá chưa lắp đặt VMS trong đó 12 chiếc dừng hoạt động do hỏng nằm bờ chờ thi hành án, tranh chấp dân sự, 1 tàu đã bán ra ngoài tỉnh.

Hồng Vân