Bitcoin, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới, tiếp tục xu hướng giảm vào ngày 13/6 khi thủng mốc 24.000 USD. Tại thời điểm bài viết, Bitcoin đang giao dịch ở mức 23.022 USD, giảm hơn 15% giá trị.

Chỉ trong cuối tuần vừa qua và hôm nay, hơn 200 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường tiền mã hóa. Vốn hóa thị trường xuống dưới mức 1.000 tỷ USD lần đầu tiên kể từ tháng 2/2021, theo dữ liệu từ CoinMarketCap.

{keywords}
(Ảnh: Shutterstock)

Các yếu tố vĩ mô góp phần khiến thị trường tiền mã hóa rơi vào trạng thái “gấu” – một cách gọi khác của thị trường giá xuống (downtrend). Đó là lạm phát lập kỷ lục và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) được dự đoán sẽ tăng lãi suất trong tuần này để kiềm chế giá tăng.

Tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ lâm vào tình trạng bán tháo, sàn Nasdaq nổi tiếng với các cổ phiếu công nghệ lớn giảm sốc. Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác có xu hướng giao dịch đồng pha với cổ phiếu và những tài khoản rủi ro khác. Khi các chỉ báo giảm, tiền mã hóa cũng giảm theo.

Theo Vijay Ayyar, Phó Chủ tịch Phát triển doanh nghiệp và quốc tế của sàn giao dịch tiền mã hóa Luno, từ tháng 11/2021, tâm lý thay đổi mạnh mẽ với cách FED tăng lãi suất và quản lý lạm phát. Công ty của ông dự đoán suy thoái khi FED có thể cần giải quyết khía cạnh nhu cầu để quản lý lạm phát.

Theo ông Ayyar, thị trường vẫn chưa chạm đáy và cho tới khi FED “xả hơi”, chúng ta mới nhìn thấy thị trường “bò” (giá lên) quay trở lại. Trong các thị trường “gấu” trước đây, Bitcoin giảm khoảng 80% từ vùng đỉnh. Hiện nay, mức giảm của đồng tiền này là 63% so với kỷ lục lập được vào tháng 11/2021.

“Chúng ta sẽ chứng kiến giá Bitcoin giảm sâu hơn nữa trong 1 hay 2 tháng tới”, chuyên gia nhận định.

Du Lam (Theo CNBC)

Doanh thu giảm kỷ lục, thợ đào Bitcoin vẫn cố cắm máy

Doanh thu giảm kỷ lục, thợ đào Bitcoin vẫn cố cắm máy

Doanh thu của thợ đào giảm sâu theo giá Bitcoin nhưng tỷ lệ băm vẫn ở mức cao, cho thấy nhiều trại lớn vẫn đang bật máy đào.