Tứ Xuyên được xem như thành trì cuối cùng của thợ đào Bitcoin, bởi nơi đây vận hành các nhà máy thủy điện vốn được xem là nguồn năng lượng sạch dồi dào trong mùa mưa dành cho các xưởng đào tiền ảo.
Tuy nhiên vào hôm 18/6, Trung Quốc đã chính thức yêu cầu các nhà máy điện không được cung cấp điện cho các mỏ đào tiền ảo ở Tứ Xuyên và báo cáo lại trước ngày 25/6.
Trung Quốc đóng mỏ đào Bitcoin ở Tân Cương và Thanh Hải
Tỉnh Thanh Hải và khu tự trị Tân Cương đã được giới chức Trung Quốc yêu cầu đóng cửa các mỏ đào tiền ảo kể từ hôm nay.
Dù vẫn có nhiều xưởng đào công suất nhỏ hoạt động ở Vân Nam và Tứ Xuyên, báo cáo cho thấy 26 xưởng lớn sẽ buộc phải đóng cửa. Động thái này khiến công suất đào Bitcoin giảm khoảng 10%, với Ethereum là 7%.
Các mỏ đào tiền ảo thường được xây dựng gần đập thủy điện để tối ưu chi phí về điện. |
Việc Trung Quốc dứt khoát trấn áp hoạt động đào Bitcoin đã khiến một số nơi trở thành điểm đến mới thu hút các thợ đào. Trong số này, Texas hứa hẹn là công xưởng Bitcoin mới của thế giới dù chi phí xây dựng đắt gấp 6 lần và giá điện đắt gấp 2 lần Trung Quốc.
Cùng với thông báo trấn áp mỏ đào, các sàn tiền ảo đã ngừng cung cấp dịch vụ cho công dân Trung Quốc nhằm tránh những rắc rối phát sinh. Sau Bitfinex, đến lượt sàn BiKi nói không với người dùng ở đại lục.
Còn với Alibaba Cloud, nhà cung cấp này cho biết sẽ hủy tên miền và dịch vụ của các công ty hoạt động trong lĩnh vực tiền ảo.
Động thái mới của Trung Quốc khiến lợi nhuận trung bình của các thợ đào bị co hẹp nghiêm trọng xuống còn 31 triệu USD/ngày so với thời điểm lập đỉnh 68 triệu USD/ngày vào 10/5.
Tính đến sáng 19/6, giá Bitcoin hiện trong khoảng 35.000 USD với vốn hóa toàn thị trường là 1.492 tỷ USD.
Phương Nguyễn (theo CoinDesk)
Động lực nào để Bitcoin phá cản 42.000 USD, đảo ngược chu kỳ giảm giá?
Đà tăng giá mạnh nhất kể từ chu kỳ giảm giá cuối tháng 5 đang khiến nhà đầu tư Bitcoin khấp khởi mừng thầm về ngày trở lại.