Theo Bộ GTVT, các công trình thiết yếu của sân bay Long Thành như nhà ga, đường băng… (dự án thành phần 3) do Tổng Công ty Cảng hàng không (ACV) làm chủ đầu tư. Khu đất xây dựng giai đoạn 1 đang được ACV rà phá bom mìn đạt 65% diện tích được giao, dự kiến hoàn thành cuối năm nay để xây dựng nền móng nhà ga vào tháng 2/2022.

Hiện hạng mục này đã xây dựng tường rào ranh giới được 5,7km/8,67km, đạt 71,8% khối lượng, dự kiến hoàn thành trong tháng 9 này.
 
Các hạng mục khác, ACV đang triển khai ở giai đoạn thiết kế, hoặc thực hiện thủ tục lựa chọn nhà thầu thiết kế, như hệ thống thoát nước (dự kiến xong trong quý 1 tới); thiết kế kỹ thuật nhà ga hành khách; thiết kế kỹ thuật hạ tầng khu bay, giao thông nội cảng... đang thẩm định thiết kế 2 tuyến giao thông kết nối.

Các công trình phục vụ quản lý bay (dự án thành phần 2, do Tổng công ty quản lý bay làm chủ đầu tư), chủ đầu tư đang triển khai thủ tục lựa chọn nhà thầu tư vấn. Dự kiến sẽ khởi công xây dựng đài kiểm soát không lưu và các công trình phụ trợ vào tháng 1/2023, hoàn thành vào tháng 1/2025. 

{keywords}
Suất đầu tư sân bay Long Thành 15 tỷ USD có cao hơn thế giới

 
Bộ GTVT đánh giá, 2 dự án thành phần trên cơ bản đáp ứng tiến độ. Cụ thể, công trình nhà ga hành khách và đài kiểm soát không lưu là công trình quan trọng, Bộ GTVT đã yêu cầu các chủ đầu tư tập trung đẩy tiến độ công tác chuẩn bị để không ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án sân bay Long Thành.
 
Ngoài ra, các đơn vị cũng xác định dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng tới công tác sản xuất, nhập khẩu một số thiết bị chuyên dụng và huy động chuyên gia tư vấn nước ngoài, nên cần chủ động có các giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng.
 
Với các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước (dự án thành phần 1), như hải quan, công an cửa khẩu… hiện đã giao các cơ quan chủ quản chuẩn bị thủ tục đầu tư và bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025. Sau khi được bàn giao mặt bằng sẽ triển khai xây dựng.

Bộ GTVT đánh giá, nếu được bố trí vốn, các công trình sẽ được triển khai đảm bảo tiến độ, do đây chỉ là các công trình dân dụng thông thường, không phức tạp, thời gian thi công khoảng 2 năm. Tuy nhiên, các chủ đầu tư cũng cần chủ động chuẩn bị để sẵn sàng khởi công ngay khi được bàn giao mặt bằng.
 
Các công trình nhà ga hàng hoá, kho giao vận, khu bảo dưỡng thiết bị mặt đất, khu cung cấp suất ăn, khu cung cấp nhiên liệu, khu logistics hàng không... giai đoạn 1 sẽ ưu tiên lựa chọn thực hiện khu vệ sinh máy bay; khu bảo trì phương tiện phục vụ mặt đất; khu cung cấp suất ăn, trung tâm điều hành của các hãng hàng không; khu bảo trì tàu bay; các công trình còn lại triển khai khi có nhu cầu.

Bộ GTVT đang xây dựng quy định để lựa chọn nhà đầu tư các công trình, dự kiến ban hành trong năm nay, đảm bảo khai thác vào cuối năm 2025.

Tuy nhiên, một trở ngại có thể ảnh hưởng tới tiến độ dự án sân bay Long Thành công tác giải phóng mặt bằng, khi mặt bằng giai đoạn 1 mới được tỉnh Đồng Nai bàn giao 50%, tỷ lệ giải ngân mới đạt hơn 46%.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng (tương đương khoảng 16,06 tỷ USD, theo tỷ giá năm 2014). Trong đó, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD).

Nhà ga sân bay Long Thành được xây dựng vào đầu năm 2022

Nhà ga sân bay Long Thành được xây dựng vào đầu năm 2022

Sau khi hoàn tất công tác rà phá bom mìn, hạng mục quan trọng nhất của sân bay quốc tế Long Thành là nhà ga  sẽ được khởi công xây dựng vào tháng 1/2022.


Vũ Điệp