- Điểm mới của việc thi tuyển lãnh đạo, theo Bộ trưởng Nội vụ, là mở rộng đối tượng thi tuyển, kể cả ngoài quy hoạch.

Trao đổi với VietNamNet về hướng dẫn thực hiện đề án thí điểm đổi mới tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng Bộ Nội vụ vừa ban hành, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng việc này không thể thay nhiệm vụ của công tác bổ nhiệm cán bộ được mà chỉ đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ.

Thay vì trước đây chọn cán bộ, tức là cử người thì lần này tổ chức thi để tuyển người

.

{keywords}

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân

“Tức là trước đây, mình xem trong đội ngũ có những ai thì mình chọn đồng chí này, đồng chí kia, bây giờ không chọn như vậy nữa mà nhiều người có tiêu chuẩn, điều kiện giống nhau cùng trải qua kỳ thi để chọn được người tốt nhất”, Bộ trưởng Nội vụ lý giải.

Công tác cán bộ làm theo quy trình của Đảng

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, việc thi này không phải thay công tác, quy trình cán bộ mà vẫn phải làm đúng theo quy trình của Đảng. Đây chỉ là đổi mới phương thức tuyển chọn, là khâu đầu trong công tác cán bộ.

“Làm được việc này là thể hiện tính minh bạch, công khai, dân chủ và chọn được đúng người”, Bộ trưởng Tân nói.

Giải thích điểm mới của việc thi tuyển lãnh đạo lần này, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, đề án lần này mở rộng đối tượng thi tuyển kể cả trong quy hoạch và ngoài quy hoạch.

Tuy nhiên người thi phải được cơ quan quản lý cán bộ đồng ý và người đó phải có đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứng vị trí tuyển dụng.

Ông cũng thông tin thêm trước đây có một số nơi đã thí điểm thi tuyển lãnh đạo nhưng hoàn toàn chưa có văn bản quy định, còn bây giờ có văn bản nói rõ rõ ràng hơn.

“Hiện có 14 bộ ngành, 22 tỉnh thành đăng ký đưa vào thực hiện trước. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn này, bộ khuyến khích tất cả những đơn vị nào có đủ điều kiện là tổ chức thi chứ không giới hạn”, Bộ trưởng Nội vụ nói và cho biết tuần sau (ngày 27/6), Bộ Nội vụ sẽ tổ chức họp báo để giới thiệu, triển khai việc này.

Theo văn bản hướng dẫn thực hiện đề án thí điểm đổi mới tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng, có 14 bộ ngành TƯ và 22 địa phương thực hiện thí điểm. Trong đó có Bộ GĐ-ĐT, Y tế, Công thương, Ban Tổ chức TƯ, Ban Kinh tế TƯ, Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Lào Cai...

Mục đích của việc thí điểm là phát hiện người có đức, tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm để đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển bền vững của đất nước; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ...

Việc thí điểm cũng nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.

Mới đây, Ban Tổ chức TƯ đã ban hành kế hoạch thi tuyển Vụ trưởng Vụ Chính sách cán bộ, Vụ Cơ sở Đảng và Vụ Địa phương 3. 

Trước đó, một số nơi như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bộ GTVT, Bộ Tư pháp… đã thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp vụ, cấp sở.

Nên thí điểm thi tuyển từ cấp thứ trưởng trở xuống

ĐBQH  Lê Thanh Vân cho rằng với chức danh hành chính, bổ nhiệm nên thí điểm từ thứ trưởng trở xuống, thi tuyển cạnh tranh, kể cả với người ngoài quy hoạch.

Theo nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, cách thức thi không chỉ viết mà còn phải thi vấn đáp mới thể hiện được phông kiến thức rộng. 

Với các chức vụ bầu cử thì cần chương trình hành động và cam kết lời hứa để thấy được tầm nhìn chính sách của người thi tuyển.

Ông cũng lưu ý, để đảm bảo tốt việc này cần có quy định rõ ràng trong văn bản luật, trong đó quy định cụ thể về tiêu chí với từng chức danh, rồi quy trình thực hiện thi tuyển.

“Lâu nay dư luận nói nhiều việc bổ nhiệm người nhà, cả họ làm quan, nhưng nếu Đề án thi tuyển lãnh đạo được thực hiện một cách minh bạch, khách quan, có tiêu chuẩn rõ ràng thì chắc chắn sẽ hạn chế được tình trạng này”, ông Vân kỳ vọng.

Khi 8X đậu chức phó giám đốc sở

Khi 8X đậu chức phó giám đốc sở

Sinh năm 1981, đang là phó phòng, thế mà nhờ có cuộc thi tuyển công khai, Nguyễn Thùy Yên được bổ nhiệm thẳng lên chức PGĐ Sở Ngoại vụ Quảng Ninh.

Thí điểm thi tuyển lãnh đạo vụ, sở ở 14 bộ ngành, 22 tỉnh thành

Thí điểm thi tuyển lãnh đạo vụ, sở ở 14 bộ ngành, 22 tỉnh thành

Đề án thí điểm đổi mới tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng sẽ được thực hiện tại Bộ GĐ-ĐT, Y tế, Ban Tổ chức TƯ, Hà Nội, TP.HCM...

Thi tuyển giám đốc sở: Chọn được người mình muốn

Thi tuyển giám đốc sở: Chọn được người mình muốn

Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng khẳng định việc thi tuyển sẽ tìm được những người tài đích thực cho vị trí lãnh đạo.

Thi tuyển lãnh đạo cần 'mở' tiêu chuẩn để hút người tài

Thi tuyển lãnh đạo cần 'mở' tiêu chuẩn để hút người tài

Tại hội nghị trực tuyến về đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) và cải cách chế độ công vụ, công chức sáng qua, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết đã có 6 bộ ngành, 36 tỉnh thành thí điểm thi tuyển lãnh đạo.

Thu Hằng