>> Người lập bàn thờ Bác trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch
Những ngày tháng 5 này, Ban Tuyên giáo TƯ, Văn phòng TƯ Đảng, Bộ VHTT&DL và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề “Hồ Chí Minh - Những nét phác họa chân dung” nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 200 tài liệu, tư liệu ảnh, hiện vật và tranh cổ động đặc sắc, được lựa chọn từ kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh và Cục Lưu trữ - Văn phòng TƯ Đảng.
Trong số hiện vật được trưng bày lần này, có những hiện vật, tài liệu mới, có giá trị, lần đầu được giới thiệu như bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bức tượng có thời gian lưu lạc ở Pháp sau đó trở về Việt Nam qua con đường ngoại giao một cách đầy trân trọng và mang nhiều tình cảm tốt đẹp.
Khu di tích nhà tù Côn Đảo là một trong những di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam, trong hơn 100 năm có đến gần 20.000 chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam thuộc nhiều thế hệ bị giam cầm, tra tấn và hy sinh tại đây.
Nhiều chiến sỹ cách mạng kiên cường đấu tranh bất khuất, giữ vững khí tiết cách mạng. Cội nguồn của niềm tin và sức mạnh đó được bắt nguồn từ lý tưởng cách mạng, tình cảm đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong chốn ngục tù, để có tấm hình của Bác khi bí mật chào cờ, kết nạp Đảng, các chiến sỹ đã vẽ, thêu hình Chủ tịch Hồ Chí Minh theo trí tưởng tượng của mình và tìm mọi cách cất giữ trước sự kiểm soát gắt gao của kẻ thù.
Đây là bức tượng quý, mang nhiều giá trị lịch sử, được gia đình ông Paul Atoine Miniconi trân trọng gìn giữ |
Câu chuyện về bức tượng bán thân của Bác Hồ ở nhà Tù Côn Đảo thập niên 1940 là minh chứng điển hình cho những giá trị tốt đẹp nhất, ngời sáng nhất trong chốn ngục tù tối tăm.
Giám ngục Paul Atoine Miniconi (SN 1897) tại Bocognano, Pháp). Ông được cử sang Việt Nam làm việc tại nhà tù Côn Đảo từ năm 1920 - 1952. Với vai trò giám ngục, ông được giao giữ chìa khóa các khám banh, canh gác, đi tuần và quản lý tù nhân tại một số banh.
Tại đây, ông đã tận mắt chứng kiến tinh thần quả cảm của các chiến sỹ cộng sản, tình cảm, lòng trung thành đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong khi làm việc, nhận thấy những dấu hiệu bất thường từ những người tù, khi cho kiểm tra một phòng giam trong hệ thống trại giam, ông đã phát hiện các chiến sỹ dường như đang cố cất giấu một vật nghi là vũ khí.
Từ nghi ngờ đó, ông cho tổ chức khám xét và thu được bức tượng bán thân của Bác Hồ. Bức tượng bán thân đã được các chiến sỹ cộng sản bí mật cất giấu vượt qua sự kiểm soát gắt gao của chính quyền Pháp và mang theo ra Côn Đảo.
Ông Paul Atoine Miniconi hiểu được những giá trị nhân văn, ý nghĩa tốt đẹp của những chiến sỹ cộng sản dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh nên đã quyết định giữ bức tượng đó như một kỷ niệm của riêng mình về những năm tháng làm việc tại Côn Đảo.
Sau khi hết thời gian công tác tại Việt Nam, năm 1952 ông trở về sinh sống và làm việc tại đảo Corse, Pháp. Bức tượng được ông trân trọng, gìn giữ trong gia đình.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh |
Trước khi mất, ông đã để lại bức tượng cho con trai Paul Miniconi, người đã từng sống ở nơi làm việc của cha mình tại Côn Đảo vào thế kỷ trước.
Ngày 1/12/2019, ông Paul Miniconi cùng với nhà sử học Pháp Frank Senateur đã trao bức tượng tặng Đại sứ Việt Nam tại CH Pháp Nguyễn Thiệp, để chuyển về bàn giao cho Bảo tàng Hồ Chí Minh bảo quản lưu giữ và phát huy giá trị bức tượng này.
Một điều hết sức trùng hợp Đại sứ Nguyễn Thiệp, người tiếp nhận bức tượng từ ông Paul Miniconi lại chính là con trai của người tù cộng sản từng bị giam giữ tại nhà tù Côn Đảo trong giai đoạn ông Paul Antoine Miniconi làm giám ngục tại đây.
Với ông Paul Miniconi, việc trao lại bức tượng bán thân cho Việt Nam chính là thực hiện di nguyện thiêng liêng của người cha thân yêu trước lúc qua đời.
Ngày 25/2, tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện các hoạt động "Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao bức tượng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng dự và cắt băng khai mạc triển lãm |
Cùng với nhiều hiện vật, bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nhà tù Côn Đảo lần đầu tiên được trưng bày, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người xem |
Bộ dụng cụ thể thao của Bác Hồ gồm: 1 quả bóng tennis mà xanh, 1 đôi tạ tay gỗ, 1 đôi tạ tay kim loại có lò xo, 1 dụng cụ luyện cơ tay kim loại và 1 dụng vụ bóp tay có lò xo kim loại. Câu chuyện về những kỷ vật này cũng hết sức đặc biệt |
Năm 1966, sau chuyến thăm Thái Bình, Bác Hồ bị liệt nửa người, đây là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của Người đã bắt đầu suy giảm. Bộ Chính trị quyết định đưa Bác sang Trung Quốc nghỉ ngơi và chữa bệnh định kì |
Trong đợt dưỡng bệnh từ tháng 4 - 6/1967, bộ dụng cụ tập thể dục đã được Người mang về nước. Những dụng cụ này được đặt trên chiếc bàn gỗ ngay dưới gầm nhà sàn để tiện cho việc luyện tập của Bác |
Lúc còn yếu, Người tập tay trong nhà. Khi sức khỏe khá hơn, Người bắt đầu đi bộ, tăng dần khoảng cách và tập leo núi |
Với mong muốn sớm được vào thăm đồng bào miền Nam, Bác cố gắng duy trì thói quen luyện tập hằng ngày |
Đôi dép cao su Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi đi thăm các địa phương trong nước và các quốc gia trên thế giới. Đôi dép được làm bằng săm lốp ô tô và được Người dùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp cho đến khi qua đời |
Hiện vật về bữa ăn hàng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Chiếc quạt lá cọ Bác dùng từ năm 1960 đến những năm tháng cuối đời tại Phủ Chủ tịch. Quạt do một cán bộ bảo vệ làm từ tàu lá cọ trong vườn, cành cọ được cắt ngắn, phơi khô, ép tạo hình |
Máy chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong thời gian Người ở và làm việc tại Phủ Chủ tịch |
Bộ quần áo kaki Chủ tịch Hồ Chí Minh thường mặc khi đi thăm các địa phương, dự hội nghị và các cuộc họp Chính phủ, tiếp khách quốc tế |
Nội dung trưng bày gồm 6 phần: Nguyễn Sinh Cung: Cậu bé giàu nghị lực, Nguyễn Tất Thành: Người thanh niên yêu nước tiến bộ, Nguyễn Ái Quốc: Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, Hồ Chí Minh: Nhà lãnh đạo thiên tài, Hồ Chí Minh: Nhà Văn hóa lớn; Hồ Chí Minh: Chân dung đời thường |
Trần Thường
6 ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng trưởng thành từ lớp học miền Nam
Trong lớp “hạt giống đỏ” học sinh miền Nam mà Bác Hồ đã gieo trồng có 6 ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng; 18 nguyên ủy viên TƯ, 3 Bí thư Tỉnh ủy, 18 Thứ trưởng và Chủ tịch tỉnh.